VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.1.1.2. Quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở một lợi ích tinh thần, liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Đây là những mối quan hệ ln gắn liền với một chủ thể nhất định, không thể chuyển giao được cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó. Đồng thời, luật dân sự cũng quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân ( Điều 11 – Điều 14 BLDS năm 2015).
Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có những đặc điểm sau:
+ Quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định (chẳng hạn như quyền công bố tác phẩm của tác giả tác phẩm, các đối tương sở hữu công nghiệp…)
+ Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền, vì giá trị nhân thân và giá trị tiền tệ là hai đại lương không tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Đây là điểm khác biệt giữa quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh. Có thể thấy, mặc dù mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có thể chia làm hai nhóm:
+ Nhóm quan hệ nhân thân gắn với tài sản, đó là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản, chẳng hạn như quyền được hưởng nhuận bút, tiền thưởng cho phát minh sáng kiến…
+ Nhóm quan hệ nhân thân khơng gắn với tài sản, đó là những giá trị nhân thân thuần t, khơng có mối liên hệ tới quan hệ tài sản, chẳng hạn như tên gọi, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
Trên cơ sở các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân đối với cả cá nhân và pháp nhân. Ngoài Bộ luật Dân sự, quyền nhân thân còn được quy định trong các văn bản pháp luật khác.