Năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 99 - 101)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

6.2.1.2. Năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình, xác lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều19, BLDS 2015). Nếu năng lực pháp luật là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền và thực hiện các quyền, nghĩa vụ.

Năng lực hành vi phụ thuộc vào độ tuổi và lý trí, ý chí của cá nhân. Căn cứ vào khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độ năng lực hành vi như sau:

a. Năng lực hành vi đầy đủ

+ Là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Khơng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực

hành vi dân sự.

Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.

b. Năng lực hành vi một phần (không đầy đủ)

Năng lực hành vi một phần là người chỉ có thể xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong giới hạn do pháp luật quy định.

+ Người từ đủ 6 đến chưa đủ 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra các quyền và nghĩa vụ khi tham gia giao dịch để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi (có thể hiểu là giao dịch giá trị nhỏ, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi).

+ Người từ đủ 15 đến 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản mà họ có và khơng cần sự đồng ý của người đại diên, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

c. Người khơng có năng lực hành vi dân sự:

Người dưới 6 tuổi khơng có năng lực hành vi dân sự do chưa đủ lý trí để hiểu hành vi của mình và gánh chịu hậu quả về hành vi đó, mọi giao dịch liên quan đến người này đều do người đại diện xác lập và thực hiện

d. Người mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Mất năng lực hành vi dân sự: Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì theo u cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tịa án ra quyết định tun bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên kết luận của tổ chức giám định (Điều 22 BLDS 2015).

Mọi giao dịch dân sự liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện hợp pháp của họ xác lập và thực hiện.

+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tun bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (phạm vi đại diện do tòa án quyết định). Quy định này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, đặc biệt có tác dụng sâu sắc trong việc phịng chống các tệ nạn xã hội.

+ Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Đây là chủ thể mới được ghi nhận tại Điều 23 BLDS năm 2015. Theo đó, cá nhân được xác định đang thuộc vào trường hợp này khi có các điều kiện sau:

- Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (là người thành niên)

- Tình trạng nhận thức và làm chủ hành vi khó khăn nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;

- Có yêu cầu của người này, người có quyền và lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan gửi đến toà án;

- Có kết luận giám định pháp ly tâm thần;

- Có quyết định có hiệu lực của Tồ án (tun bố người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi)

Khi toà án tuyên bố về năng lực hành vi dân sự của cá nhân này, đồng thời Toà án cũng chỉ định người giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

Nếu sau này khơng cịn các căn cứ trên và có kết luận giám định pháp lí tâm thần là họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình thường thì tồ án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

6.2.2.Pháp nhân

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w