Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 173 - 177)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

8.3.2 Trách nhiệm hành chính

+ Khái niệm trách nhiệm hành chính:

Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu.

+ Đặc điểm của trách nhiệm hành chính:

- Trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

-Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.

-Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.

b. Xử phạt vi phạm hành chính

+ Khái niệm vi phạm hành chính:

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

+ Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính:

- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

c. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

+ Phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

+ Cá nhân, tổ cức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. + Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. d. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính + Cảnh cáo; + Phạt tiền; + Trục xuất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

e. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

+ Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép.

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện.

+ Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật ni, cây trồng và văn hố phẩm độc hại.

Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ

f. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính

+ Tạm giữ người;

+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Khám người;

+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Bảo lãnh hành chính;

+ Quản lý người nước ngồi vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

+ Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

g. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

+ Uỷ ban nhân dân các cấp; + Cơ quan công an nhân dân; + Bộ đội biên phòng;

+ Cơ quan cảnh sát biển; + Cơ quan hải quan; + Cơ quan kiểm lâm; + Cơ quan thuế;

+ Cơ quan quản lý thị trường; + Cơ quan thanh tra chuyên ngành;

+ Cảng vụ hàng hải, cảng vụ thuỷ nội địa, cảng vụ hàng khơng; + Tồ án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự;

+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước;

+ Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh; + Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

h. Biện pháp xử lý hành chính khác

+ Biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cơng dân Việt nam vi

phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm...) nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự;

+ Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đã nhiều lần bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm nên cần phải áp dụng đối với họ những biện pháp xử lý khác nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật;

+ Thẩm quyền quyết định thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã;

+ Thủ tục quyết định áp dụng chặt chẽ, qua nhiều khâu xét duyệt vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá nhân;

+ Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬNCHƯƠNG 8 CHƯƠNG 8

1/ Phân tích khái niệm vi phạm hành chính?

2/ Phân tích các dấu hiệu cấu thành của vi phạm hành chính? 3/ Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm?

4/ Phân tích khái niệm trách nhiệm hành chính?

5/ Trình bày các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Hiến pháp năm 2013.

2/ Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 3/ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

4/ Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội 2016.

5/ Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003.

6/ Khoa Luật – Đại học Quốc gia, Giáo trình Luật Hành chính, Nxb. Đại học quốc gia, Hà nội 2015.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w