VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.1.2.3. Hòa giải là phương pháp đặc trưng trong giải quyết tranh chấp dân sự
luật Dân sự, quyền nhân thân còn được quy định trong các văn bản pháp luật khác.
6.1.2. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội khác nhau, vì vậy phương pháp nhà nước sử dụng để tác động vào các quan hệ xã hội đó cũng khác nhau. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với lợi ích của Nhà Nước, xã hội và cá nhân. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:
6.1.2.1. Bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể khi tham giaquan hệ dân sự quan hệ dân sự
Quyền bình đẳng của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLDS 2015, trở thành một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý, không phân biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo…
6.1.2.2. Bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia cácquan hệ dân sự. quan hệ dân sự.
Phương pháp này thể hiện quyền tự quyết định của các chủ thể khi lựa chọn một quan hệ cụ thể. Căn cứ vào khả năng, mục đích, điều kiện khi tham gia quan hệ, các chủ thể được tự mình lựa chọn đối tác, tự xác lập quyền và nghĩa vụ mà khơng có sự áp đặt của bất kỳ ai. Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của các chủ thể không đồng nghĩa với việc tự do, tuỳ tiện mà phải có sự phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Điều 3, BLDS năm 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi vi phạm nguyên tắc này, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khác sẽ bị coi là vi phạm pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lí, phải bồi thường thiệt hại.
6.1.2.3. Hòa giải là phương pháp đặc trưng trong giải quyết tranh chấp dânsự sự
Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Khơng bên nào được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi
tham gia quan hệ dân sự và giải quyết các tranh chấp dân sự. Nội dung này đã trở thành nguyên tắc được quy định tại Điều 7 BLDS năm 2015.