VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.1.2.4. Quy định trách nhiệm dân sự cho các bên
Phần lớn trong các quan hệ pháp luật sự thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Tuy nhiên, nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia. Vì vây, việc quy định trách nhiệm dân sự đối với các bên sẽ tạo ra một chế tài áp dụng nhằm hướng các bên trong quan hệ dân sự phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, qua việc nghiên cứu đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, có thể định nghĩa luật dân sự như sau: Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia quan hệ đó.
6.2.Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm cá nhân và pháp nhân. BLDS năm 2015 khơng quy định hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự thông qua tư cách của các thành viên và chịu trách nhiệm trên cơ sở tài sản chung của các thành viên.
6.2.1. Cá nhân
Cá nhân là chủ thể đầu tiên trong các quan hệ xã hội. Để tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng thì cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể của cá nhân được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.