- Tổ hợp các ngành luật
14 Trường Đại hoc luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2017,
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích và mục đích của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tiến bộ và hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang các bản chất sau:
- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội rộng lớn.
Với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội rộng lớn, là phương tiện để nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội tổ chức và hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đồng thời ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền cơng dân, quyền con người. Trong hồn cảnh Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vị thế và những giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam đã và đang được từng bước củng cố, mở rộng.
- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam
Nhân dân thơng qua nhà nước thể hiện ý chí của mình trong pháp luật. Pháp luật chứa đựng, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân trong xã hội.15 Đồng thời, cũng là công cụ hiệu quả để nhà nước trấn áp các lực lượng thù địch, góp phần bảo vệ, bảo đảm và mở rộng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân phù hợp với sự phát triển của thời đại, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định và bảo vệ chính quyền nhân dân, đưa người lao động Việt Nam từ địa vị bị thống trị thành người làm chủ đất nước, thực hiện việc công hữu các tư liệu sản xuất cơ bản, bảo đảm cho người dân khả năng thực tế được tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do dân chủ thực sự cho nhân dân như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tôn giáo… những quy định đó đã đáp ứng được những lợi ích cơ bản của người lao động và nhân dân Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp