VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
7.1.3.2. Cấu trúc và hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt nam
Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII của nước CHXHCN Việt nam đã thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) (BLHS năm 2015). BLHS này (chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự, tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
a/ Cấu trúc của Bộ luật Hình sự
Về cấu trúc của các Bộ luật Hình sự trước đây (BLHS 1985 và BLHS 1999) và của Bộ luật Hình sự đang có hiệu lực hiện nay (BLHS 2015) đều bao gồm: phần các quy định chung và phần các quy định về tội phạm.
Phần chung là phần quy định về nhiệm vụ của luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, về tội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc xác định tội phạm và áp dụng hình phạt... Phần các tội phạm là phần quy định về các loại tội phạm và các tội phạm cụ thể cũng như loại và mức hình phạt áp dụng đối với các tội phạm này...
Phần chung và phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự. Chúng đều là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Cả hai phần nói trên của Bộ luật Hình sự đều được chia thành các chương. Tuỳ theo nội dung và tính chất của từng vấn đề được quy định, một số chương có thể chia thành mục và gồm nhiều điều luật.
Bộ luật Hình sự 2015 được cấu trúc gồm 3 phần, 26 chương với 426 điều luật. Phần quy định chung có 107 điều. Phần Các tội phạm có 317 điều (từ Điều 108 đến Điều 425). Phần Điều khoản thi hành có 01 điều luật là Điều 426.
So sánh với các BLHS trước đây thì số điều luật quy định trong BLHS năm 2015 nhiều hơn số điều luật quy định trong BLHS năm 1999 (được sửa đổi năm 2009 - có 353 điều) là 73 điều, so với BLHS năm 1985 (được sửa đổi bổ sung trong năm 1989, 1991, 1992 và 1997 – có 304 điều)
b/ Hiệu lực của BLHS 2015
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự là phạm vi tác động của bộ luật được xác định trong giới hạn không gian và thời gian cụ thể. Việc xác định hiệu lực của Bộ luật Hình sự là nhằm xác định rõ giới hạn về không gian và thời gian áp dụng đối với những hành vi phạm tội.
*Hiệu lực của BLHS 2015 theo không gian: Là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối
với hành vi phạm tội trong khoảng không gian nhất định. Việc xác định hiệu lực theo khơng gian nhằm xác đinh BLHS có hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ở khu vực nào, đối với ai? Cụ thể gồm 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định tại Điều 5 BLHS 2015 cho thấy, hiêu lực của BLHS không phân biệt người phạm tội là công dân nước ngồi hay cơng dân Việt nam, nếu họ phạm tội trên lãnh thổ Việt nam. Điều này thể hiện nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và sẽ áp dụng BLHS 2015 để giải quyết khi thuộc một trong hai trường hợp: Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên
lãnh thổ VN; Thứ hai, tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ VN.
Đối với những người phạm tội đặc biệt thuộc trường hợp được miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao và lãnh sự (được quy định trong Công ước viên 1961 về quan hệ
ngoại giao và Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự) thì BLHS 2015 sẽ khơng được áp
dụng.
+ Trường hợp 2: Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngồi lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp này, hiệu lực của BLHS được xác định theo các quy định trong Điều 6 BLHS 2015. Hiệu lực này thể hiện nguyên tắc quốc tịch. Cụ thể là BLHS 2015 có thể áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt nam đối với cơng dân Việt nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước CHXHCN Việt nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với người khơng quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Ngồi ra, người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước CHXHCN Việt nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước CHXHCN Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt nam là thành viên.
Cũng theo quy định tại Điều 6 BLHS 2015, ngay cả đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngồi lãnh thổ nước CHXHCN Việt nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
*Hiệu lực của BLHS 2015 theo thời gian: Là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định. Xác định hiệu lực theo thời gian của BLHS chính là việc xác định bộ luật này được áp dụng đối với những tội phạm được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Cơ sở pháp lý của việc xác định hiệu lực theo thời gian của BLHS là các quy định trong Điều 7 BLHS 2015, cụ thể như sau:
“1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác khơng có lợi cho người phạm tội, thì khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Như vậy, khi xác định hiệu lực về thời gian của BLHS, việc xác định thời điểm thực hiện tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng và được tiến hành theo 2 nội dung:
+ Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tất cả quá trình thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm.
+ Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm.