- Tổ hợp các ngành luật
17 Xem Điều 12 Hiến pháp
3.1.2. Cấu thành của quy phạm pháp luật
Bàn về cấu thành của quy phạm pháp luật, hiện nay trong khoa học pháp lý còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm truyền thống cho rằng, cấu thành của quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận đó là giả định, quy định và chế tài. Quan điểm khác cho rằng quy phạm pháp luật chỉ gồm hai bộ phận cấu thành là phần giả định và phần chỉ dẫn. Một số quan điểm khác lại cho rằng, cấu thành của quy phạm pháp luật chỉ bao gồm bộ phận giả định và quy định hoặc phần giả định và phần chế tài. Sở dĩ tồn tại nhiều quan điểm nói trên là bởi các nhà làm luật có quá nhiều cách thể hiện các quy phạm pháp luật. Cho dù mỗi quy phạm pháp luật được thể hiện dưới bất kỳ góc độ nào thì cần xác định một quy phạm pháp luật có thể có cả ba bộ phận và cũng có thể có hai bộ phận tủy thuộc vào sự biểu đạt của quy phạm pháp luật trong các điều luật khác nhau1. Do đó việc nghiên cứu cấu thành của quy phạm pháp luật vẫn cần được xem xét với ba yếu tố cấu thành đó là bộ phận giả định, quy định và chế tài.
+ Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra các tình huống là các
điều kiện, hồn cảnh cụ thể có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đến những chủ thể nhất định. Các chủ thể ở đây đều có thể là các tổ chức hoặc các cá nhân. Như vậy để xác định bộ phận giả định của quy phạm pháp luật thì cần trả lời các câu hỏi: Chủ thể nào? Trong những điều kiện hoặc hồn cảnh nào?
Ví dụ: Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận giả định là “công dân” (trả lời cho câu hỏi chủ thể nào?); Khoản 1 Điều 77 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nơng nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất…”. Bộ phận giả định trong