VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
5.2.1.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng trong đời sống hàng ngày với nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ngữ cảnh cụ thể. “Trách nhiệm” thường được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn. Với nghĩa này, trách nhiệm sẽ là những nghĩa vụ, bổn phận phải làm, nên làm, được làm hoặc khơng được làm, có thể xuất phát từ sự tự nguyện, tự giác hay buộc phải thực hiện do yêu cầu, đòi hỏi của các quy phạm xã hội (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật…). Thứ hai, trách nhiệm được hiểu là chịu trách nhiệm, là sự gánh chịu hậu quả về những việc đã làm, với hàm nghĩa rằng chủ thể trách nhiệm phải chịu một thiệt hại nào đó. Trong trường hợp này, trách nhiệm đồng nghĩa với hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu, là việc chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn.
Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” cũng được sử dụng theo hai nghĩa: - Nghĩa thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là chức trách, công việc được giao, bao hàm cả
nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Ví dụ:Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định trách nhiệm của Thẩm phán: “trung thành với Tổ quốc, gương
mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tịa án; Giữ bí mật nhà nước và bí mật cơng tác theo quy định của pháp luật; học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chun mơn nghiệp vụ Tòa án…..” Với cách quy định này, có thể thấy, trách
nhiệm ở đây được hiểu là “nhiệm vụ, quyền hạn”. Và trên thực tế, có rất nhiều văn bản về trách nhiệm của các chức danh trong các cơ quan hành chính nhà nước được quy định theo cách hiểu này.
- Nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu theo nghĩa là “bị xử lý”, “chịu trách nhiệm”. Theo đó, trách nhiệm là những hậu quả bất lợi (là sự phản ứng mang tính chất trừng phạt của nhà nước) mà chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện khơng đúng quyền và nghĩa vụ
được giao. Ví dụ, theo Điều 77 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, quy định về các trường hợp Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức như sau: “Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: 1. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành; 2. Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật”. Miễn trách nhiệm trong trường hợp này,
được hiểu là không phải chịu trách nhiệm, không phải gánh chịu chế tài xử lý. Như vậy, trách nhiệm ở đây được hiểu là chịu trách nhiệm
Trong phần này, chúng ta nghiên cứu trách nhiệm pháp lý theo nghĩa thứ hai. Theo đó: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu, thể hiện
qua việc họ phải chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác theo quy định của pháp luật.