- Tổ hợp các ngành luật
b. Hệ thống nguồn pháp luật
Hệ thống nguồn pháp luật là tập hợp tất cả các nguồn pháp luật mà quan trọng hơn cả là các loại văn bản quy phạm pháp luật, có mối quan hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp một cách thống nhất, phù hợp với nhau vừa theo tính chất của các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh vừa theo trật tự thang bậc hiệu lực pháp luật.
Giữa các nguồn pháp luật ln có mối liên hệ ràng buộc theo cả chiều ngang và chiều dọc, nhất là các văn bản cùng quy định về một vấn đề không được phép chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa hệ thống quy phạm pháp luật và hệ thống nguồn pháp luật là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Mặc dù có sự liên hệ chặt chẽ nhưng khơng thể đồng nhất với nhau bởi xem xét hệ thống quy phạm pháp luật là xem xét cấu trúc bên trong còn xem xét hệ thống nguồn pháp luật là xem xét trật tự của các nguồn pháp luật và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong của chúng. Hệ thống quy phạm pháp luật mang tính khách quan cịn hệ thống nguồn pháp luật mang tính chủ quan phụ thuộc vào ý chí của chủ thể ban hành pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống nguồn pháp luật ngồi việc chứa đựng các quy phạm pháp luật cịn có thể chứa những nội dung khơng phải quy phạm pháp luật như lời nói đầu, các nguyên tắc pháp luật… Mặt khác, cấu tạo của hệ thống quy phạm pháp luật cũng không đồng nhất với cấu tạo của hệ thống nguồn pháp luật…
2.4.3.2. Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia
Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia là tập hợp pháp luật của một nhóm quốc gia có những điểm đặc thù giống nhau về lịch sử hình thành, phát triển, về nguồn pháp luật, về các thiết chế thực thi, bảo vệ pháp luật… Việc phân chia hệ thống pháp luật của các nhóm quốc gia trên thế giới cịn nhiều tranh cãi và cũng chỉ mang tính tương đối. Thơng thường pháp luật của các quốc gia trên thế giới thường được phân chia thành những hệ thống chính như: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law); Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law); hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law); hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa…
2.4.3.3. Hệ thống pháp luật quốc tế
Hệ thống pháp luật quốc tế dùng để chỉ tập hợp cấu trúc và sự gắn kết giữa các yếu tố của pháp luật quốc tế, gồm những quy định pháp luật hình thành trong quá trình ký kết và thỏa thuận giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác để điều chỉnh
quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế. Hiện nay, q trình hội nhập và tồn cầu hóa địi hỏi tất cả các quốc gia khi xây dựng và thực hiện pháp luật phải bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
2.5. PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM2.5.1. Sự ra đời, bản chất và đặc điểm pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.5.1. Sự ra đời, bản chất và đặc điểm pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.5.1.1. Sự ra đời của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Việt Nam
Ý tưởng về một xã hội cơng bằng, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ rất lâu và tồn tại ở hầu hết các nền văn minh trên thế giới. Điều đó xuất phát từ chính nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thốt khỏi sự bất cơng, bạo lực và chuyên chế, xây dựng một xã hội dân chủ trong đó con người được tự do phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để thực hiện được lý tưởng đó, nhân dân lao động cần phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa - đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật mới để bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố và bảo vệ chính quyền của nhân dân, tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội.
Khi tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nhân dân Việt Nam đã xóa bỏ nhà nước và pháp luật thực dân, phong kiến. Cùng với việc xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp với tình hình, điều kiện của đất nước. Sự hình thành và phát triển của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, truyền thống… của dân tộc Việt Nam vừa chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thông qua những nguyên tắc chung của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có sự tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của pháp luật tư sản như: tư tưởng về quyền tự do, dân chủ, giới hạn quyền lực nhà nước, bầu cử... và còn có xu hướng giao thoa, hài hịa với hệ thống pháp luật quốc tế và các quốc gia khác14.
Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khơng ngừng phát triển, đổi mới và hồn thiện, có những bước phát triển mạnh mẽ để từng bước đáp ứng nhu cầu, địi hỏi của cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.5.1.2. Bản chất của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Việt Nam