VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.4.2. Quyền sở hữu 1 Khái niệm
6.4.2.1. Khái niệm
Chế định quyền sở hữu đóng vai trị trung tâm trong pháp luật dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong luật dân sự cũng như các văn bản pháp luật khác. Mục đích cuối cùng của đa phần các giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặc chấm dứt quyền sở hữu của các chủ thể. Vì vậy, quyền sở hữu là nội dung hết sức quan trọng trong pháp luật dân sự. Về mặt lý luận, quyền sở hữu là quyền tuyệt đối của các chủ thể trong Luật Dân sự, pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệ quyền sở của chủ sở hữu. Mặt khác, quyền sở hữu còn được xem xét dưới góc độ là một quan hệ pháp luật dân sự. Bởi thế, nó cũng được phát sinh khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này chính là những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Các quy định của pháp luật về sở hữu hướng tới đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử mà pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu có những nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung, các quy định về sở hữu có vai trị quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Theo nghĩa rộng, quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra và đảm bảo tthực hiện, trong đó ghi nhận và đảm bảo cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình.
+ Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là các quyền năng do pháp luật quy định.
Điều 158, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”