- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ
3.2.2.3. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật được tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc áp dụng pháp luật cũng có những trình tự, thủ tục khác nhau. Thơng thường, để hoạt động áp dụng pháp luật được hiệu quả cao và chính xác, cần tiến hành những giai đoạn sau:
- Một là, phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế xảy ra.
Đây là giai đoạn rất quan trọng, là giai đoạn khởi đầu của cả quy trình áp dụng pháp luật, là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Để có thể áp dụng pháp luật đúng đắn, địi hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác về vụ việc thực tế đã xảy ra, đánh giá khách quan, tồn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ việc. Trong những trường hợp cần thiết, có thể phải sử dụng các biện pháp chuyên môn đặc biệt nhằm làm rõ sự thật khách quan của sự việc đã diễn ra trong thực tế. Kết thúc giai đoạn này phải giải quyết vấn đề là cần tiếp tục áp dụng pháp luật đối với trường hợp cụ thể đó nữa hay khơng? Nếu khơng cần thì ra quyết định chấm dứt việc áp dụng pháp luật, nếu thấy cần tiếp tục áp dụng và đủ căn cứ áp dụng pháp luật thì chuyển sang giai đoạn hai.
- Hai là, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng.
Để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với sự việc thực tế đó. Người áp dụng pháp luật phải xác định xem sự việc thực tế đó thuộc quy phạm pháp luật của ngành luật
nào để điều chỉnh và giải thích nội dung, ý nghĩa của chúng. Khi lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cần lưu ý, quy phạm pháp luật được lựa chọn phải đang có hiệu lực ở thời điểm xảy ra vụ việc (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), nếu có những quy định chồng chéo, trùng lặp thì phải dựa vào giá trị pháp lí hay hiệu lực theo thời gian của văn bản để lựa chọn cho chính xác. Tiếp đó, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm được lựa chọn; đối chiếu, lí giải sự phù hợpgiữa quy phạm pháp luật tìm được với sự việc cần áp dụng pháp luật, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chúng từ đó quyết định áp dụng quy phạm để giải quyết vụ việc đã xảy ra.
- Ba là, ra văn bản áp dụng pháp luật.
Đây là giai đọan quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật, ở giai đoạn này, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật được ấn định. Vì vậy, khi ra quyết định địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền khơng được xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư mà phải vì lợi ích chung. Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng quy định của pháp luật.
- Bốn là, tổ chức, thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
Đây được coi là giai đoạn cuối cùng của hoạt động áp dụng pháp luật. Việc bảo đảm cho các văn bản có hiệu lực được thực thi trên thực tế có ý nghĩa quan trọng, bởi vì, có như vậy thì mục đích điều chỉnh của pháp luật mới đạt được trên thực tế. Văn bản áp dụng pháp luật sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật ban hành ra, có hiệu lực pháp lý bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể bị áp dụng pháp luật và các bộ phận liên quan, kể cả khi cần phải sử dụng tới cưỡng chế nhà nước. Cuối cùng, ần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của nó trên thực tế.