Phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 61 - 62)

- Tổ hợp các ngành luật

1 Xem “Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật”, ThS Nguyễn Minh Đoan, Luật học số 03/2000, Tr 7-

3.1.3. Phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật có thể được thể hiện bằng ba phương thức cơ bản sau:

+ Phương thức thể hiện trực tiếp: Đây là phương thức thể hiện quy phạm pháp

luật mà tất cả các yếu tố cấu thành của quy phạm pháp luật đều được thể hiện trực tiếp và đầy đủ trong điều luật. Ba bộ phận cấu thành này có liên hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau theo logic: Các tổ chức, cá nhân rơi vào những điều kiện, hồn cảnh nhất định (bộ phận giả định) thì phải xử sự theo những mệnh lệnh mà nhà nước đưa ra (bộ phận quy định), nếu khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thì các chủ thể này sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi (bộ phận chế tài).

+ Phương thức thể hiện theo cách viện dẫn đến điều luật khác

- Trong một điều luật có thể trình bày một quy phạm pháp luật, trong trường hợp này quy phạm pháp luật đó cũng chính là điều luật.

- Trong một điều luật có thể trình bày nhiều quy phạm pháp luật. Cách trình bày này được đặt ra trong trường hợp các quy phạm pháp luật này cùng liên quan đến một vấn đề nào đó hoặc chúng có nội dung tương tự nhau. Vì vậy, mỗi một phần, mỗi một khoản sẽ là một quy phạm pháp luật độc lập.

- Một quy phạm pháp luật cũng có thể được trình bày trong nhiều điều luật khác nhau của cùng một văn bản pháp luật hoặc ở các văn bản pháp luật khác nhau

- Trật tự của các yếu tố cấu thành là giả định, quy định và chế tài có thể bị đảo lộn với nhau không nhất thiết là theo thứ tự giả định – quy định – chế tài.

- Trong một điều luật không cần thiết phải diễn đạt đầy đủ các bộ phận cấu thành giả định, quy định và chế tài. Có những quy phạm pháp luật chỉ có hai bộ phận giả định và quy định, có một số quy phạm pháp luật chỉ có bộ phận quy định, một số quy phạm pháp luật chỉ có bộ phận giả định và chế tài.

+ Phương thức thể hiện theo cách viện dẫn không cụ thể: sự khác biệt của phương thức này với các phương thức thể hiện quy phạm pháp luật nói trên được thể hiện ở chỗ phương pháp này không viện dẫn đến điều luật cụ thể nào mà chỉ đưa ra phương hướng chung. Ở phương pháp viện dẫn, người ta chỉ cần quan tâm đến vấn đề là quy phạm này cần được tham khảo ở đâu, cần tham khảo và nghiên cứu điều luật nào.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w