- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ
4.1.2 Các đặc điểm đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật
Với cách hiểu như trên về quan hệ pháp luật, loại quan hệ này có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau:
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ xã hội khơng những thể hiện ý chí của các bên trong
quan hệ, mà cịn thể hiện ý chí của nhà nước. Cũng giống như các quan hệ xã hội thơng thường khác, quan hệ pháp luật được hình thành thơng qua các hoạt động có ý chí của các chủ thể. Tuy nhiên, do quan hệ pháp luật là loại quan hệ có sự tác động và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, cho nên hành vi xử sự của các bên trong quan hệ pháp luật còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quy định của các quy phạm pháp luật. Sở dĩ các quy tắc xử sự của pháp luật ln thể hiện ý chí của nhà nước và bắt buộc phải thực hiện, cho nên ý chí nhà nước ln phải được thể hiện trong việc hình thành và tồn tại của các quan hệ pháp luật.
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ mang tính giai cấp. Đặc điểm này xuất phát từ việc quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật ln thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Khi xây dựng và ban hành pháp luật, giai cấp thống trị trong xã hội thông qua con đường nhà nước bao giờ cũng cân nhắc các loại quan hệ xã hội cần tác động tới bằng pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp. Các giai đoạn phát triển khác
nhau của lịch sử xã hội loài người cho thấy, cùng một mối quan hệ xã hội nhất định sự thừa nhận và tác động bằng pháp luật của nhà nước ở mỗi giai đoạn khác nhau là khác nhau bởi lẽ sự tồn tại của những quan hệ xã hội này có thể ảnh hưởng tới lợi ích của giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ là khác nhau. Ví dụ: Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến quan hệ hôn nhân đa thê được thừa nhận ở nhiều quốc gia bởi nó phù hợp với lợi ích của giai cấp chủ nô và địa chủ, tuy nhiên quan hệ này đang bị loại bỏ ở xã hội hiện đại…
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có nội dung được biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ. Đây là một đặc điểm quan trọng của quan hệ pháp luật bởi lẽ cách xử sử của các bên tham gia loại quan hệ này do quy phạm pháp luật quy định. Những xử sự này chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật dưới trạng thái các hành vi được phép tiến hành, bị cấm hoặc buộc phải thực hiện và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế (các chế tài).
- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có cơ cấu chủ thể xác định. Tính xác định của cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật được biểu hiện ở chố các bên tham gia quan hệ này phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật xác định trước. Các quan hệ xã hội bao giờ cũng được hình thành bời những chủ thể nhất định trọng đồi sỗng xã hội. Tuy nhiên, để tham gia vào quan hệ pháp luật, các bên tham gia không phải là những chủ thể bất kỳ. Họ phải là những chủ thể có những điều kiện phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Ở mỗi xã hội khác nhau, những điều kiện này được pháp luật quy định có thể khơng giống nhau xuất phát từ ý chí nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội đó.