- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát
2.3.2.2. Giữ bào tử trong cát và các loại hạt vô trùng
Phương pháp này thường để giữ các vi sinh vật có bào tử. Cách làm như sau: 1. Bảo quản trong đất, cát
Cát sông đem rửa sạch bằng nước nhiều lần, sau đó ngâm trong HCl đậm đặc và đun sơi 1-2 giờ, rửa nhiều lần đến trung tính (dùng phenol-phtalein làm chỉ thị màu), sấy khô 100oC/3giờ cho vào ống nghiệm và thanh trùng 130oC/90 phút. Các chủng vi sinh vật đem ni cấy trên mơi trường thạch thích hợp để chúng tạo nhiều bào tử (vi khuẩn: 7 ngày; nấm mốc: 7-8 ngày; xạ khuẩn: 14 ngày). Say đó trộn bào tử vào cát bằng cách cho 1-2 g cát đã vô trùng vào ống giống đã hình thành bào tử, dùng que cấy vơ trùng trộn đều bào tử với cát sau đó cho cát vào ống nghiệm vô trùng đậy nút bông giữ ở tủ sấy 40oC hoặc tủ sấy chân khơng có các chất hút ẩm như CaCl2trong 2-3 ngày cho cát thật khơ, dùng parafin đặc đun nóng chảy phết lên nút bơng để tránh hút ẩm trở lại, bảo quản trong phòng mát hoặc tủ lạnh 4oC,
thời gian bảo quản trên 1 năm. Giống trước khi dùng cấy ria lên môi trường thạch, chọn các khuẩn lạc điển hình.
2. Bảo quản trong hạt vơ trùng
Hạt thóc hay hạt lúa mì được ngâm nước sạch, sau đó phân 1-2g vào ống nghiệm và hấp thanh trùng ở 121oC, kéo dài 30 phút, hat thóc và hạt lúa mì bị nở ra. Sau đó cấy 1 ml giống vi sinh vật lên hạt và ni tiếp trong tủ ấm thích hợp đến khi vi sinh vật phát triển sinh bào tử mạnh thì nút bơng được hàn kín bằng parafin đặc và bảo quản trong tử lạnh nhiệt độ (+4 đến +6oC). Thời gian bảo quản có thể được 6 tháng.