- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát
2.3.3.2. Bảo quản trong nitơ lỏng
Phương pháp này giông như phương pháp bảo quản lạnh sâu. Đối với phương pháp bảo quản lạnh sâu thì vi sinh vật được bảo quản trong môi trường dịch thể và nước cần cho hoạt động sống của vi sinh vật bị bất hoạt ở nhiệt độ lạnh sâu (từ -196°C đến -80°C).
Với phương pháp này, tế bào có thể bị vỡ trong q trình làm lạnh và làm tan mẫu. Một nguyên nhân dẫn đến làm vỡ tế bào là việc tích luỹ các chất điện giải trong mẫu bảo quản và hình thành các tinh thể nước trong tế bào. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã bổ sung các chất làm hạn chế tốc độ lạnh sâu và làm tan nhanh như glyxerol, DMSO (dimetyl sunfoxid). Các chất này sẽ tạo liên kết với nước trong cơ thể vi sinh vật và nước ở dạng liên kết không bị đông đặc dù ở nhiệt độ rất thấp. Trước khi bảo quản trong bình nitơ lỏng (hình 2.9 và 2.10), ngâm vi sinh vật trong dung dịch chống đông. Việc bảo quản theo phương pháp lạnh sâu này được thực hiện ở các thang nhiệt độ khác nhau. Nói chung mức nhiệt độ cao hơn -30°C cho hiệu quả thấp do tế bào chịu nồng độ muối cao sinh ra từ các chất điện giải. Phương pháp bảo quản này có hiệu quả với nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau như nấm sợi, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn và virus.
Để duy trì nhiệt độ rất thấp ở bên trong, các trang bị này được cách nhiệt rất kỹ lưỡng, bên trong thường có các tấm để ngăn riêng pha lỏng của nitơ. Các nắp hay cửa ra vào được thiết kế đặc biệt để nitơ khơng rị rỉ ra ngồi và các trang bị này cũng thường đặt trong phịng lạnh để tránh bị mất nhiệt (Hình 2.10 và Hình 2.11).
Đặc biệt với phương pháp bảo quản lạnh sâu trong nitơ lỏng là phương pháp vạn năng hơn cả. Phương pháp này thích hợp với nhiều đối tượng vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm sợi, nấm men, virus, tảo và cả các dòng tế bào động vật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng bộc lộ một số nhược điểm như đầu tư kinh phí cho thiết bị và điện, nitơ lỏng hoặc rủi ro như cháy nổ... Đặc biệt phương pháp này khơng thích hợp với các chủng vi sinh vật thường xuyên dùng đến. Nói chung phương pháp này thường được dùng với các chủng vi sinh vật có những đặc tính q mà khơng thích hợp với phương pháp đơng khơ.
Ngồi các phương pháp trên, hiện nay có một phương pháp cũng dễ áp dụng và thuận tiện cho việc sử dụng là bảo quản tế bào sinh dưỡng hay bào tử huyền phù trong mơi trường dịch thể có bổ sung thêm một lượng glyxerin vô trùng bằng lượng nước huyền phù và bảo quản trong lạnh.
Trong các phương pháp trên, thì phương pháp đơng khơ là phương pháp bảo quản được chủng khơng thay đổi tính chất sinh lý sinh hố cũng như khả năng sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học tốt nhất. Bằng phương pháp đơng khơ, vi khuẩn có thể bảo quản được 16- 18 năm; bào tử nấm có thể bảo quản được 10 năm khơng bị thay đổi tính chất cơ bản của chúng.