Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 155 - 158)

- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt mơi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

5.2.2.1. Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất

1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất

a. Hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm

Dựa vào nhu cầu về sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm của từng quy trình sản xuất, trong đó có quy trình thu hồi sản phẩm. Các phương pháp đánh giá hiệu quả thu hồi các sản phẩm cơng nghệ sinh học được trình bày ở chương 3 dựa trên các u cầu chung về tinh chất hóa lý, hoạt tính sinh học và độ tinh sạch của sản phẩm và so sánh với các sản phẩm đã có trên thị trường. Từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả nâng cao được chất lượng sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu của thị trường khơng?

b. Hiệu quả cải thiện q trình sản xuất

Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chun mơn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Ở đây, được đánh giá quy trình cơng nghệ được cải tiến dựa trên các kỹ thuật sử dụng mới và thường được đánh giá bằng các phát minh, sáng chế. Điều đó cũng có nghĩa là các quy trình được cải tiến, hồn thiện hơn và phù hợp hơn nhưng quy trình sản xuất đã có.

c. Cải thiện quy trình sản xuất theo hướng bền vững

Phát triển bền vững là sự bền vững của xã hội được đánh giá bằng những chỉ tiêu về kinh tế, tài nguyên, môi trường và xã hội. Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên thì sự phát triển của xã hội sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững. Thực hiện hiệu quả bền vững nghĩa là việc quản lý môi trường một cách nhất quán với tầm nhìn xa, các quy trình của chúng tơi được đánh giá một cách có hệ thống và được lập báo cáo theo các tiêu chuẩn của Nhà nước, của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Mục tiêu của phát triển bền vững là bảo đảm rằng tất cả các thiết bị, quy trình và dịch vụ phải đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về mơi trường trong tồn bộ chuỗi giá trị nhằm đưa ra các giải pháp có lợi cho môi trường, cho con người và cho tương lai. Áp dụng giải pháp phòng ngừa tổng hợp về mơi trường vào các q trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn: (a) Cải thiện hiệu suất sản xuất; (b) Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; (c) Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá

trị; (d) Giảm ơ nhiễm; (e) Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; (g) Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn đưa sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển bền vững.

Do đó, q trình sản xuất các sản phẩm cơng nghệ sinh học phải đảm bảo an tồn sinh học, đặc biệt các chủng giống sản xuất sử dụng các sinh vật biến đổi di truyền phải được đánh giá mức độ an tồn trong suốt q trình sản xuất. Các sản phẩm công nghệ sinh học phải được đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm (như đảm bảo chất lượng sản phẩm, khơng có chất độc hại, khơng có vi sinh vật gây bệnh, khơng chứa kim loại nặng,…), nếu đạt chuẩn mới được cấp phép sản xuất và kinh doanh. Các sản phẩm dùng trong y dược phải đạt tiêu chuẩn dược điển theo quy định. Khơng những thế, q trình sản xuất cũng phải đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt theo quy định như ISO, GMP.

Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

a. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Một hệ thống kinh tế này được cho là hiệu quả hơn một hệ thống kinh tế khác (một cách tương đối), nếu nó có thể cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ cho xã hội mà không cần sử dụng nhiều hơn nguồn lực. Trong điều kiện tuyệt đối, một tình huống có thể được gọi là hiệu quả có tính kinh tế nếu:

(1) Khơng ai có thể được thực hiện tốt hơn mà không làm người khác yếu đi (thường được gọi là hiệu quả Pareto). Hiệu quả Pareto là một lý thuyết trung tâm của kinh tế học với nhiều ứng dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật và khi đạt được phân bổ tối ưu để đạt được sự cải tiến Pareto nói cách khác được gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto.

(2) Không thể nhận thêm được đầu ra mà không tăng số lượng đầu vào. (3) Tiến hành sản xuất ở mức chi phí thấp nhất có thể cho 1 đơn vị sản phẩm.

Định nghĩa về hiệu quả tương đối khơng chính xác, nhưng nó bao trùm các ý tưởng cho rằng một hệ thống có hiệu quả nếu khơng đạt được gì nhiều hơn các nguồn lực sẵn có. Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một q trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động xã hội. Như vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.

Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Xác định được hiệu quả kinh tế để làm căn cứ xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất, nếu hiệu quả kinh tế cịn thấp thì có thể tăng sản lượng sản phẩm bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.

c. Các cách đánh giá hiệu quả kinh tế - Cách thứ nhất

Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Cách này này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất cùng loại sản phẩm, giữa các ngành sản phẩm và so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong một thời điểm xác định.

- Cách thư hai

Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm. Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.

- Cách thứ ba

Hiệu quả kinh tế được xác định trong phần trăm biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Cách này được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.

3. Phương thức đánh giá hiệu quả của q trình sản xuất

Doanh thu là tồn bộ giá trị của các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong một thời gian nhất định, thường được tính là 1 năm.

Tổng chi phí (TC) là tổng số chi phí về cơ sở vật chất và lao dộng đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.

Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.

Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí.

Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu cho biết trên mỗi 1 đơn vị sản phẩm tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian là chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian là chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian là chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập hỗn hợp.

Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian thể hiện 1 đơn vị chi phí mua ngồi bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí làchỉ tiêu cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)