Xây dựng phương án phát triển sản phẩm mới 1 Sự cần thiết thiết kế một quá trình lên men

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 166 - 167)

- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt mơi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

5.3. Xây dựng phương án phát triển sản phẩm mới 1 Sự cần thiết thiết kế một quá trình lên men

5.3.1. Sự cần thiết thiết kế một quá trình lên men

Công nghiệp sinh học ngày nay không những sản phẩm cơng nghệ lên men có hiệu suất lên men cao mà đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng và an tồn theo quy định theo mục đích và yêu cầu sử dụng. Nhìn chung, quy trình lên men sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học trong công nghiệp thường được tiến hành theo 2 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1. Giai đoạn lên men:

- Chẩn bị giống vi sinh vật: Chủng giống sản xuất phải đảm bảo yêu cầu chất lượng của chủng công nghiệp

- Nhân giống: Chuẩn bị môi trường nhân giống phù hợp cho các chủng sản xuất và mục đích sản xuất. Thơng thường giống có chất lượng tốt phải sinh trưởng phát triển tốt, cho sinh khối cao. Tùy thuộc vào quy mô sản xuất, các bước nhân giống như sau: Hoạt hoá trên máy lắc (giống mẹ), nhân giống cấp 1, cấp 2... phụ thuộc vào lượng giống cấy vào bình lên men.

- Lên men: Chuẩn bị mơi trường lên men phù hợp với dung tích bình lên men, thơng thường mơi trường chiếm 2/3 dung tích bình lên men. Nếu lên men địi hỏi vơ trùng thì phải khử trùng mơi trường, bình lên men và các thiết bị phụ trợ và cấp khí vơ trùng. Q trình lên men phụ thuộc vào thời gian thế hệ của giống sản xuất, chỉ khi nào sản phẩm mong muốn (sinh khối, sản phẩm trao đổi chất, enzyme...) đạt cao nhất thì dừng quá trình lên men.

Giai đoạn 2. Thu hồi sản phẩm

Lựa chọn q trình thu hồi thường dựa trên các tiêu chí sau đây: (1) Sản phẩm là nội bào hay ngoại bào; (2) Nồng độ sản phẩm trong dịch lên men; (3) Tính chất vật lý và hóa học của sản phẩm mong muốn; (4) Mục đích sử dụng của sản phẩm; (5) Tiêu chuẩn tinh khiết tối thiểu được chấp nhận; (6) Mối nguy hại sinh học (bio-hazard) của sản phẩm và dịch lên men; (7) Các tạp chất có trong dịch lên men và (8) Giá trị trường cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)