Xử lý nguyên liệu và chuẩn bị môi trường lên men

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 124 - 125)

- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt mơi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát

1. Bể hiếu khí khuấy trộn hồn tồn thơng thường.

4.2.3. Xử lý nguyên liệu và chuẩn bị môi trường lên men

4.2.3.1. Nguyên liệu trong lên men vi sinh vật

1. Môi trường lên men

Trước khi đưa vào q trình lên men sản xuất, mơi trường cần được chuẩn bị và xử lý kỹ lưỡng. Một cách khái qt, mơi trường gồm có các thành phần sau:

- Chất dinh dưỡng: là những thành phần dùng để duy trì sự sống cho vi sinh vật và giúp chúng phát triển cũng như duy trì hoạt tính.

- Cơ chất: là các thành phần sẽ bị biến đổi trong quá trình lên men để tạo ra sản phẩm. Nếu sản phẩm là sinh khối vi sinh vật thì cơ chất cũng là chất dinh dưỡng.

- Chất mang: khi lên men trong môi trường lỏng, chất mang chủ yếu là nước. Khi lên men trên môi trường rắn, chất mang là các giá thể rắn như rơm rạ, bã mía, mạt cưa, v.v…

- Phụ gia: là các thành phần giúp quá trình lên men đạt hiệu quả hơn, xúc tiến một số q trình có lợi, ngăn ngừa hay hạn chế tác động có hại cho q trình lên men.

2. u cầu đối với môi trường lên men

Khi xây dựng công thức phối chế cũng như khi thực hiện chuẩn bi môi trường lên men, ta cần lưu ý các điểm sau:

- Chất dinh dưỡng: phải có đầy đủ các thành phần cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Các thành phần này phải cân đối, hài hòa và phải dễ hấp thu, dễ chuyển hóa.

- Cần có tính cơng nghệ cao: dễ tìm, dễ vận chuyển, dễ bảo quản, dễ tiệt trùng, dễ tinh chế.

- Khơng hay ít có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hoạt tính của vi sinh vật; sản phẩm và quá trình thu hồi sản phẩm sau lên men.

- Giá thành hợp lý: Điều này đặc biệt quan trọng khi sản xuất những sản phẩm thông dụng (như các chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).

3. Các nguyên liệu thường dùng

- Các nguyên liệu tinh bột: Các loại bột ngũ cốc và bột sắn, ngoài tinh bột là chủ yếu còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất protein, các chất xơ và các chất khoáng.

- Các nguồn ngun liệu thủy phân tinh bột: Đó chính là đường được thủy phân bằng axit hoặc bằng enzyme amylase.

- Các loại mật đường: Dịch nhận được sau khi kết tinh đường ở các xí nghiệp thủy phân bột bằng axit để sản xuất đường như rỉ củ cải đường và rỉ đường mía.

- Các nguồn nguyên liệu giàu nitơ hữu cơ: Bột đậu tương; nước chiết ngô và cao ngô; nước chiết nấm men và cao men.

- Các nguồn chất sinh trưởng: Nước chiết cám, dịch ép khoai tây, các dịch ép giá đậu, dịch ép cà chua, bắp cải...

- Chất béo nguồn dinh dưỡng cacbon và phá bọt: các loại dầu thực vật. - Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)