Phù hợp phương pháp lên men

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 167)

- Nuôi cấy bề mặt (surface cultivation): Thường vi sinh vật phát triển trên bề mặt mơi trường Ví dụ, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường thạch trong hộp Petri hay phát

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

5.3.2.1. Phù hợp phương pháp lên men

1. Chủng giống sản xuất phù hợp với phương pháp lên men

Chủng giống vi sinh vật phù hợp với mục đích lên men sản phẩm dựa trên các kỹ thuật lên men: Hiếu khí hay kỵ khí, lên men thu nhận sinh khối hay sản phẩm trao đổi chất sơ cấp hay thứ cấp, lên men trên môi trường xốp hay lên men chìm, lên men theo mẻ hay lên men liên tục, hay lên men có bổ sung cơ chất

2. Chủng giống sản xuất cần đạt các yêu cầu

Chủng sản xuất phải là chủng vi sinh vật thuần chủng (sạch), không chứa vi sinh vật lạ, đặc biệt không nhiễm thể thực khuẩn (bacteriophage); cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít sản phẩm phụ không mong muốn; thời gian lên men ngắn; sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Chủng dễ bảo quản và ổn định các đặc tính sinh lý, sinh hóa trong thời gian sử dụng.

3. Chủng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn của giống đưa vào sản xuất

Một chủng vi sinh vật được coi là chủng giống tốt sử dụng trong sản xuất nếu hội tụ được nhiều các đặc tính ưu việt, trước hết phải có năng suất cao, đồng thời phải có thêm những đặc điểm sau: (1) Có khả năng sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm như các phụ phẩm, các nguyên liệu thô…; (2) Không tạo sản phẩm phụ trong quá trình lên men sản xuất; (3) Ít mẫn cảm với các vi sinh vật tạp nhiễm và thể thực khuẩn; (4) Tách chiết sinh khối hay sản phẩm khỏi dịch lên men dễ dàng.

Việc lựa chọn chủng giống vi sinh vật cho một quy trình cơng nghệ là hết sức quan trọng. Người ta thường lựa chọn chủng có hoạt tính cao bằng cách hồn thiện genotype nhờ các phương pháp chọn lọc tự nhiên, lai tạo, gây đột biến bằng các tác nhân vật lý như tia UV, tia X, tia Gamma hoặc bằng các chất gây đột biến như etylenimin, axit nitric, nitroso- guanidin… Hiện nay, nhờ hiểu biết các con đường trao đổi chất, bằng phương pháp gây đột biến tạo được nhiều biến đổi về gen và chọn lọc định hướng như bổ sung chất chọn lọc vào mơi trường trong q trình tuyển chọn sẽ nâng cao được hoạt tính sinh tổng hợp của chúng, khơng những thế sử dụng chọn lọc bằng phương pháp đột biến chọn lọc những ưu điểm của chủng sản thuận lợi cho quá trình sản xuất. Do vậy, trong vài thập niên gần đây, người ta đã sử dụng các phương pháp của kỹ thuật di truyền hiện đại để tạo chủng giống có tính chất mong muốn một cách chủ động. Rõ ràng việc hồn thiện genotyp của chủng giống là khơng có điểm dừng và phải làm thường xun. Chính vì vậy, các chủng giống được dùng trong sản xuất có đặc tính ngày càng hồn hảo hơn, năng suất ngày càng cao, giá thành sản phẩm ngày càng hạ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của con người.

Trong quá trình sử dụng trong sản xuất, chủng giống đã được cải biến, thường xuyên bị phân ly và thối hóa, cho nên chủng giống đang sản xuất cần được chọn lọc lại, đánh giá hiệu suất lên men trước khi đưa vào quá trình lên men sản xuất tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lên men công nghiệp (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)