Thương mại dịch vụ trong nước

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 108 - 110)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

23 Chỉ tính riêng trong năm 2017, đã có 13 dự án trong nhóm ngành này được cấp phép đầu tư, trong đó một số dự án có quy mô hàng tỷ USD như nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (vốn đầu tư 2,79 tỷ

3.4.1. Thương mại dịch vụ trong nước

Hoạt động thương mại và dịch vụ trong nước giai đoạn 2016-2019 phát triển ổn định và tăng trưởng khá, sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng. Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2016-2019 đạt 16.827,2 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 4.206,8 nghìn tỷ đồng, gấp 1,3 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại và dịch vụ không sôi động như những năm trước, người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngồi gia đình nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khơng duy trì được mức tăng như những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước tính đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-202024. Tính chung 5 năm 2016- 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.887 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,4%/năm, bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 16.664,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và tăng 10,7%/năm; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.559,6 nghìn tỷ đồng, chiếm11,7% và tăng 5%/năm; dịch vụ và du lịch đạt 2.663,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,7%/năm.

24Tốc độ tăng tổng mức bán lẻvà doanh thu dịch vụ tiêu dùng các năm 2016-2020 so với cùng kỳ năm trướclần lượt là: 10%; 11,6%; 11%; 12,2%; 2,6%. trướclần lượt là: 10%; 11,6%; 11%; 12,2%; 2,6%.

109

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

giai đoạn 2016-2020 (theo giá hiện hành)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

(Nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng so với năm trước

(%) TỔNG SỐ5 NĂM 21.887,0 9,4(*) TỔNG SỐ5 NĂM 21.887,0 9,4(*) 2016 3.546,3 10,0 2017 3.956,6 11,6 2018 4.393,5 11,0 2019 4.930,8 12,2 Sơ bộ 2020 5.059,8 2,6

(*) Tốc độ tăng bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh thu bán lẻ hàng hóa giai đoạn 2016-2020 vẫn tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm vẫn đạt mức tăng hơn 10%. Các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ. Hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên cả nước đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời kích cầu mua, bán hàng hóa trực tuyến và áp dụng chính sách giao hàng đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Mạng lưới bán hàng ngày càng phát triển, hệ thống hạ tầng thương mại có sự biến chuyển phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Các hình thức hạ tầng bán bn, bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh chóng, hàng hóa lưu thơng trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm, giá cả hàng hóa ổn định, chất lượng đảm bảo. Số trung tâm thương mại năm 2020 là 250 trung tâm, tăng 56,3% so với năm 2015; số siêu thị là 1.163 siêu thị, tăng 39,8%. Mạng lưới chợ dân sinh tính đến thời điểm 31/12/2020, địa bàn cả nước có 8.581 chợ dân sinh, tuy có dấu hiệu tăng trong 3 năm trở lại đây nhưng vẫn giảm 0,9% so với năm 2015 và vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.

110

Doanh thu bán lẻ hàng hóa các năm 2016-2020

Nghìn tỷ đồng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)