Chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 58 - 60)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.8.1. Chỉ số giá tiêu dùng

Giai đoạn 5 năm 2016-2020, tình hình giá cả Việt Nam có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố như: căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, xăng dầu, điện… được thực hiện điều chỉnh tiệm cận dần theo giá thị trường, phù hợp trong từng giai đoạn, nhờ đó cơng tác quản lý điều hành giá, kiểm sốt lạm phát của Chính phủ đã đạt được những thành công đáng kể, chỉ tiêu CPI thực hiện đều thấp hơn kế hoạch. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020 CPI tăng 3,15%, thấp hơn mức tăng 7,65%/năm của giai đoạn 2011-2015.

59

Năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, đạt mục tiêu dưới 5% Quốc hội đề ra. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,39%. Năm 2017, CPI bình quân tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016, thấp hơn mục tiêu 4% Quốc hội đề ra. Trong 2 năm 2016 và 2017 lạm phát tăng chủ yếu do Chính phủ điều hành giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục và tăng mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện sinh hoạt và những ảnh hưởng của thiên tai cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ lạm phát ViệtNam năm 2016-2017. Lạm phát cơ bản giảm từ 1,83% năm 2016 xuống 1,41% năm 2017.

Năm 2018 tiếp tục là năm thành cơng trong việc kiểm sốt lạm phát, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12 năm 2017, bình qn mỗi tháng tăng 0,25%. Mục tiêu kiểm sốt lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đạt được nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng và đề xuất các kịch bản điều hành giá. CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018, là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm liên tiếp; CPI tháng 12/2019 tăng 5,23% so với tháng 12/2018. CPI năm 2019 tăng chủ yếu do giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng, nhu cầu tiêu dùng điện cao vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II và quý III/2019; các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình và giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh. Lạm phát cơ bản bình quân tăng từ 1,48% năm 2018 lên 2,01% năm 2019.

Bước sang năm 2020, CPI bình quân tăng 3,23% so với năm trước, chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61 điểm phần trăm), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% (làm CPI chung tăng 1,94 điểm phần trăm); bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến giá một số mặt hàng y tế tăng cao và tại một số thời điểm, một bộ phận người dân tập trung đi mua hàng dự trữ nhu yếu phẩm nên có những tác động nhất định đến tâm lý chung tồn xã hội. Nhìn chung, mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm

60

soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng, đến cuối năm 2020, CPI bình quân đạt mức tăng 3,23%, đạt mục tiêu Quốc hội. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)