17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.
2.9.6. Thu nhập của người lao động
Thu nhập bình quân tháng một lao động làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD cả nước giai đoạn 2016-2019 đạt 8,5 triệu đồng, tăng 44,6% so với thu nhập bình quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế, bình quân giai đoạn 2016-2019 thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp khu vực dịch vụ đạt cao nhất với 9,7 triệu đồng, tăng 43,2% so với giai đoạn 2011-2015; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,9 triệu đồng, tăng 45,4%; doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,3 triệu đồng, tăng thấp ở mức 8,2%.
Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2016-2019 thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đạt cao nhất
73
với 12,4 triệu đồng, tăng 39,7% so với giai đoạn 2011-2015; doanh nghiệp FDI đạt 9,4 triệu đồng, tăng 42,8%; doanh nghiệp ngoài nhà nhà nước đạt 7,5 triệu đồng, tăng 52,5%.
2.9.7. Kết quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có
vốn nhà nước
Lũy kế từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2020, cả nước đã cổ phần hóa 175 doanh nghiệp với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207,1 nghìn tỷ đồng, bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015; thối 25,2 nghìn tỷ đồng, thu về 171,8 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền thu từ cổ phần hóa, thối vốn từ năm 2016 đến nay đạt khoảng 218 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thối vốn của cả giai đoạn 2011-2015. Số tiền chuyển ngân hàng nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội đạt 211,5 nghìn tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch của giai đoạn 2016-2020.
Tiến độ cổ phần hóa, thối vốn chậm so với kế hoạch đề ra nguyên nhân từ sự chưa chủ động, nghiêm túc, quyết liệt của một số Bộ, ngành, địa phương, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong chỉ đạo và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa, thối vốn trong giai đoạn này có quy mơ lớn, phức tạp về tài chính, đất đai nhiều, phạm vi hoạt động rộng nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài. Việc rà soát, xác lập hồ sơ pháp lý, cho ý kiến, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa mất nhiều thời gian so với quy định.