Sản xuất thủy sản

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 81 - 84)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.1.3. Sản xuất thủy sản

Với mục tiêu phát triển thuỷ sản toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, gia tăng giá trị và bền vững, trong 5 năm qua

82

ngành thủy sản đã có những đóng góp quan trọng vào việc hồn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng 5,1%/năm, trong đó sản lượng thủy sản ni trồng tăng 5,2%/năm.

Năm 2020, cả nước có 1.142,7 nghìn ha diện tích ni trồng thủy sản, tăng 6,5% so với năm 2016,tập trung phần lớn vào nuôi trồng thủy sản nội địa chiếm 95,9% (diện tích ươm, ni giống thủy sản chiếm 5,4%), nuôi trồng thủy sản biển chỉ chiếm 4,1%. Sản lượng thủy sản ni trồng năm 2020 ước đạt 4.559,2 nghìn tấn, tăng 25,1% so với năm 2016. Nuôi trồng thủy sản chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng các sản phẩm có khả năng xuất khẩu hoặc có giá trị kinh tế cao như cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Năm 2020, sản lượng cá tra ước tính đạt 1.515,1 nghìn tấn, giảm 5,9% so với năm 2019. Hiện nay các tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Các sản phẩm cá tra được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP...Tuy nhiên vào những tháng đầu năm 2020 hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm sút do tác động kép của đại dịch Covid-19 và xâm nhập mặn kéo dài. Kim ngạch xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm 2020 đạt 1.215 tỷ USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu đã khiến ngành hàng gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng bị đối tác hủy hoặc hoãn giao hàng do lệnh giãn cách xã hội ở hầu hết các quốc gia nhập khẩu. Trước sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá tra giảm mạnh, các hộ nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư thả ni mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cao nguồn cá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các tiêu chuẩn chất lượng để được chấp nhận của các nhà nhập khẩu. Điều này dẫn tới xu hướng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết với hộ nuôi hoặc tự đầu tư vùng ni cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn cá nguyên liệu. Giá cá tra nguyên liệu hầu hết các tháng trong năm 2020 ở mức dưới giá thành sản xuất.

Diện tích ni tơm năm 2020 đạt 750 nghìn ha, chiếm 65,6% tổng diện tích ni trồng thủy sản, tăng 8,7% so với năm 2016. Nuôi tôm nước lợ những tháng đầu năm 2020 đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như diễn biến

83

thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và sâu; độ mặn và nhiệt độ biến động làm giảm sức đề kháng của tơm. Tình hình dịch bệnh trên tơm diễn biến phức tạp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích ni tơm nước lợ bị thiệt hại 8 tháng năm 2020 là 37.965 ha (thâm canh, bán thâm canh là 6.037 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến là 30.040 ha; tơm lúa và các hình thức ni khác là 528 ha), cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, sản xuất tơm nước lợ mặc dù đã có thị trường tiêu thụ trong nước nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Xuất khẩu tơm 6 tháng đầu năm khó khăn, đạt 2,1 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên sang đến Quý III năm 2020, thị trường xuất khẩu tôm đã bắt đầu được khôi phục, người nuôi đã bắt đầu thả nuôi cho vụ mới, ước 9 tháng xuất khẩu tôm đạt 2,74 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm năm 2020 đạt 949,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình qn giai đoạn 2016-2020 sản lượng tơm tăng 8,4%/năm.

Trọng tâm của ngành thủy sản trong thời gian qua vẫn là phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản kết hợp với khai thác, hỗ trợ ngư dân. Bên cạnh đầu tư phát triển hạtầng nuôi trồngthủy sản, hệthống cảng cá khai thác thủy sản và neo đậu trách bão cho tàu cá khai thác thủy sản tiếp tục được quan tâm.

Khai thác thủy sản biển đang giảm dần hoạt động khai thác ven bờ, kém hiệu quả nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản biển. Các tỉnh, thành phố đã và đang tiếp tục lắp đặt thiết bị giám sát hành trình các tàu cá có chiều dài từ 15m và lắp thiết bị Movimar (Hệ thống quan sát tàu cá, ngư trường, nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh) cho tàu có chiều dài từ 24m theo khuyến nghị của EC để quản lý việc khai thác, cảnh báo tàu vi phạm vùng biển các nước, hướng tới khai thác biển bền vững và góp phần tháo gỡ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam. Tàu thuyền khai thác thủy sản biển được cơ cấu lại theo hướng giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác gần bờ và tăng tàu công suất lớn, nâng cao năng suất tàu thuyền, đẩy mạnh khai thác xa bờ. Số lượng tàu thuyền và năng lực khai thác không ngừng tăng theo các năm. Năm 2016 có 30,5 nghìn tàu khai thác hải sản xa bờ với tổng cơng suất 10.688,1 nghìn CV, sơng suất bình quân của một tàu khai thác xa bờ là 350,8 CV. Đến năm 2018, số lượng tàu khai thác xa bờ

84

ước tính đạt 34,6 nghìn tàu với tổng cơng suất 13.480,6 nghìn CV và cơng suất bình quân một tàu đã tăng lên 390CV. Năm 2020 số lượng tàu khai thác xa bờ ước tính đạt 35,2 nghìn tàu với tổng cơng suất 14.274,1 nghìn CV và cơng suất bình quân một tàu là 405,3 CV. Điều này đã góp phần đưa sản lượng thủy sản khai thác từ 3.226,1 nghìn tấn năm 2016 lên 3.863,9 nghìn tấn năm 2020, tăng 19,9% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016-2020 sản lượng thủy sản khai thác tăng 4,8%/năm, tương đương với giai đoạn 2011-2015.

Sảnxuấtthủysản trong 5 năm 2016-2020 đã có nhiềukhởisắc. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang đối mặt với khơng ít khó khăn, như vùng neo đậu, luồng lạch bồi lắng khơng đảm bảo an tồn, vệ sinh an tồn thực phẩm; Thiếu hệ thống xử lý môi trường, hạ tầng không đồng bộ; Công nghệ bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, chế biến sản phẩm khai thác tại các cảng lạc hậu, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao.

Với chiều dài bờ biển 3.260 km và rộng 1 triệu km2, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong sử dụng và khai thác khoảng 500 nghìn km2 diện tích ni trồng thủy,hảisảnbiển. Song, việc nuôi trồnghiện nay chỉở giai đoạn phôi thai, nuôi gần bờ là chính, hình thức rất sơ sài, đơngiản; Cơng tác nghiên cứu sản xuất con giống cũng chưa theo quy trình cơng nghệ cao; Đa số các cơ sở ni trồng còn lại vẫn dùng thức ăn tươi, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục những điểm yếu đó, đề án ni trồng thủy sản đã được đề xuất trong chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)