Thực trạng và năng lực quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 157 - 162)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.

4.7.1. Thực trạng và năng lực quản lý môi trường

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng như hạn hán, lụt lội, xâm nhập mặn… ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cư dân. Đặc biệt, việc tập trung phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu đô thị làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.

158

Vấn đề môi trường đang diễn biến rất phức tạp. Trong thời gian gần đây, công tác kiểm sốt và quản lý mơi trường đang được cải thiện, chuyển dần từ thế bị động sang chủ động hơn. Thực trạng và năng lực quản lý môi trường thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau:

a) Bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai

Hoạt động bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai tiếp tục được tăng cường. Nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc tài ngun và mơi trường hiện có là một trong những u cầu của cơng tác phịng chống thiên tai và bảo vệ mơi trường. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 63 trạm quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh và 867 trạm quan trắc (479 trạm nước thải và 388 trạm khí thải) đã lắp đặt và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương; trong đó có 698 trạm quan trắc tự động, liên tục (bao gồm: 526 trạm phát thải của doanh nghiệp, 69 trạm quan trắc môi trường nước mặt, 58 trạm quan trắc khơng khí xung quanh) truyền số liệu về cấp trung ương và được theo dõi quản lý trên phần mềm Quản lý số liệu quan trắc mơi trường tự động (Envisoft). Một số địa phương có nhiều trạm quan trắc khơng khí xung quanh và trạm quan trắc phát thải tự động liên tục như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Xử lý rác thải rắn

Tăng trưởng kinh tế và q trình đơ thị hóa nhanh chóng với số lượng ngành sản xuất kinh doanh, các khi công nghiệp và các khu đô thị ngày càng phát triển làm tăng lượng chất thải rắn ra môi trường. Năm 2018, trên cả nước trung bình mỗi ngày có khoảng 61,6 nghìn tấn chất thải rắn thơng thường xả ra mơi trường; có 40,5 nghìn tấn được thu gom, trong số đó có khoảng 34,1 nghìn tấn được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đạt 84,3%. Trong đó có 14 địa phương33 có tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đạt 100% tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, vẫn cịn mơt số địa phương, chất thải rắn hồn tồn khơng được xử lý như ở Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tiền Giang, Trà Vinh.

33 Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Lai Châu, Quảng Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ. Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ.

159

Năm 2017, trên cả nước có 819 khu đơ thị các loại, trong đó có 276 khu đơ thị có cơng trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định, đạt tỷ lệ 33,7%, trong đó chỉ có 2 khu đơ thị đặc biệt đạt tỷ lệ 100%; đô thị loại I đạt tỷ lệ 88,9%; đô thị loại II đạt tỷ lệ 86,4%; đô thị loại III đạt tỷ lệ 77,8%; đô thị loại IV đạt tỷ lệ 34,5%; đô thị loại V chỉ đạt tỷ lệ 27%.

Tại các khu cơng nghiệp, năm 2017 cả nước có 384 khu cơng nghiệp, trong đó có 245 khu cơng nghiệp xử lý chất thải rắn và nước thải đạt tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ 63,8%, trong đó có 4 khu chế xuất đạt tỷ lệ 100%; 233 khu công nghiệp, đạt tỷ lệ 69,6; 2 khu công nghệ cao đạt tỷ lệ 50%; khu kinh tế đạt tỷ lệ thấp nhất là 14,6% tương ứng với 6 khu có cơng trình xử lý đạt tiêu chuẩn. Theo khu vực kinh tế, khu vực Đơng Nam Bộ có tỷ lệ khu cơng nghiệp có cơng trình xử lý đạt tiêu chuẩn cao nhất là 82,4%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc cùng có tỷ lệ 66,7%; đồng bằng sơng Cửu Long đạt tỷ lệ 66,1% và đạt thấp nhất là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chỉ đạt 54,5%

Đối với cụm cơng nghiệp (CCN): Cả nước hiện có 276/698 (40%) CCN có báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc đề án BVMT; 115 CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung 60 (tăng 0,7% so với năm 2018), trong đó 25/115 (21,7%) CCN có hệ thống quan trắc tự động nước thải (tăng 15 CCN so với năm 2018).

Đối với làng nghề, khu vực nơng thơn: Năm 2019, có 33 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. Tỷ lệ làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 16,1%; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn cơng nghiệp đạt 20,9% tổng số làng nghề có chất thải rắn cơng nghiệp.

c) Xử lý nước thải

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 chuyên đề Môi trường nước các lưu vực sông cho thấy:

Nước thải sinh hoạt chiếm 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Lượng nước thải

160

phát sinh trên một đơnvị diện tích ở khu vực đơ thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn, dẫn đến quá tải các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố. Hiện chỉ có 12,5% nước thải sinh hoạt từ các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.

Nước thải công nghiệp, đã được chú ý kiểm soát và xử lý, đặc biệt là nước thải phát sinh từ các Khu cơng nghiệp (KCN), tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung là khá cao (88,05%). Tuy nhiên, chỉ có 15,8% các CCN có hệ thống này. Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng một số cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngồi KCN, CCN xả nước thải khơng qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn vào các nguồn tiếp nhận tại các lưu vực sông.

Nước thải nông nghiệp, phát sinh chủ yếu từ hoạt động canh tác, trồng trọt và chăn ni, do đó có chứa hóa chất bảo vệ mơi trường, phân bón cao. Ước tính mỗi năm có khoảng 70 nghìn kg và hơn 40 nghìn lít thuốc trừ sâu khơng được xử lý, xâm nhập vào môi trường, làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Nước thải chăn nuôi và nước thải từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng là những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, tuy nhiên hiện nay đều chưa được quản lý và kiểm soát hợp lý.

Nước thải y tế, khối lượng không nhiều nhưng lại chứa nhiều chất nguy hại. Trong thời gian vừa qua, nước thải y tế đã được chú trọng kiểm soát. Theo Bộ Y tế năm 2018, tỷ lệ nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cấp tỉnh, cấp huyện được xử lý theo quy định đạt 97,3%. Bên cạnh các nguồn nước thải kể trên, một lượng chất thải rắn không nhỏ khơng được kiểm sốt, đổ bừa bãi khơng những gây ơ nhiễm các dịng kênh, sơng, có nơi làm tắc nghẽn dịng chảy. Ước tính tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt khoảng 86%, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt 40-55% tùy theo từng khu vực.

d) Mơi trường đất

Tính đến năm 2019 cả nước có khoảng 11 triệu ha đất đang bị thối hóa và nguy cơ bị thoái hoá, giảm chất lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và mất cân bằng hệ sinh thái, môi trường. Năm 2019, các địa phương đã đề xuất

161

85 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật cần được kiểm sốt chặt chẽ, trong đó có một số địa phương có số lượng lớn như Nghệ An (43 điểm), Quảng Trị (12 điểm).

e) Xử lý ơ nhiễm khơng khí và xử lý chất thải khí

Các tác nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu bao gồm: Bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10 (bụi ≤ 10µm), bụi chì (Pb), ơzơn mặt đất (O3); các chất khí vơ cơ, như cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), hydroclorua (HCL), hydroflorua (HF)…; các chất hữu cơ, như hydrocacbon (CnHm), benzen (C6H6)…; các chất gây mùi khó chịu, như amoniac (NH3), hydrosunfua (H2S)…; nhiệt, tiếng ồn… Các nguồn gây ô nhiễm mơi trường khơng khí hiện nay chủ yếu là:

(1) Sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là ô tô và xe máy cùng với chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng nhiên liệu sử dụng còn thấp là những nguyên nhân chính gây nên ơ nhiễm mơi trường khơng khí từ hoạt động giao thơng vận tải. Kết quả kiểm toán phát thải cho thấy, xe máy chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải các chất ô nhiễm CO, VOCs, TSP; ô tô con chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải SO2, NO2. Các loại ơ tơ cịn lại phát sinh nhiều bụi TSP, SO2 và NO2.

(2) Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, quản lý mơi trường kém, điển hình như các nhà máy xi măng, luyện kim, khai khống, nhiệt điện… Bụi, khí thải tại các cơ sở này thường vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép. Các chất độc hại từ khí thải cơng nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm khí vơ cơ (NO2, SO2, CO…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó, lượng phát thải SO2, NO2 và TSP chiếm phần lớn trong tải lượng phát thải các chất gây ơ nhiễm, cịn lại là các chất ơ nhiễm khơng khí khác.

(3) Hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu do sử dụng than làm nguyên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền cơng nghệ sản xuất. Ngành sản xuất có thải lượng ơ nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, q trình tái chế và gia cơng cũng gây phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3). Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ

162

phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3... Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị ơ nhiễm bởi các khí: SO2, NO2. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ q trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan; sử dụng lưu huỳnh khi sấy nguyên liệu. Nồng độ SO2, NO2 tại các làng nghề tái chế nhựa khá cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Ngành tái chế làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lị rèn… Một số làng nghề ơ nhiễm điển hình, như Làng nghềtrống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), làng nghề tái chế nhựa Trung Văn (Hà Nội), làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), làng tái chế nhựa Vô Hoạn (Nam Định), làng nghề tái chế nhơm n Bình (Nam Định).

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 157 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)