IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm
32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.
4.3.1. Tiềm lực hiện có
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong thời gian qua, giai đoạn 2016-2020 nước ta đã hình thành được một hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt trong năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mơ hình tăng trưởng dựa trên khoa học và cơng nghệ.
Tính đến hết năm 2018, cả nước có trên 4.084 tổ chứcđăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (chưa bao gồm các trường đại học, học viện và trường cao đẳng), trong đó 1.900 tổ chức cơng lập và 2.184 tổ chức ngồi cơng lập; 1.963 tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép; 2.121 tổ chức do Sở Khoa học và Cơng nghệ cấp phép.
Tính đến năm 2017, cả nước có 1.280 tổ chức có hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, tập trung hơn 50% ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 687 tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; 404 trường đại học có hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ; 189 tổ chức dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
139
Theo số liệu của cuộc Điều tra thống kê quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiến hành năm 2017, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ (tính theo đầu người) trên dân số năm 2017 vào khoảng 18,3 người/1vạn dân. Tuy nhiên, nếu quy đổi theo số nhân lực làm việc toàn thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thì số lượng này chỉ đạt 7,1 người/1 vạn dân. Trong năm 2017, cả nước có 172,7 nghìn người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong đó 136,1 nghìn người (78,8%) là cán bộ nghiên cứu có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; 11,1 nghìn người (6,4%) là cán bộ kỹ thuật; 25,5 nghìn người (14,8%) là cán bộ hỗ trợ. Cả nước đã đào tạo được 136,7 nghìn cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 71,8 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 15,9 nghìn tiến sĩ và hơn 55,9 nghìn thạc sĩ), chiếm 52,7%, hơn 57 nghìn người có trình độ đại học, chiếm 41,9% ... Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động khoa học và công nghệ của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
Cả nước có trên 40 cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các cơ sở này đều mới thành lập, thường gắn với các cơ sở đào tạo đại học hoặc các khu cơng nghệ, cơng nghệ cao nhằm mục đích thương mại hóa các kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện nay, cả nước có 3 khu cơng nghệ cao quốc gia nằm ở 3 miền: phía Bắc (Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc), phía Nam (Khu cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) và miền Trung (Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng). Ngoài các khu cơng nghệ cao trên, nước ta cịn có các khu cơng nghệ thơng tin tập trung và khu nơng nghiệp cao.
Tính đến nay, 16 phịng thí nghiệm trọng điểm đã được hoàn thành, đặt tại 13 Viện nghiên cứu, 3 trường đại học thuộc 8 Bộ, ngành và 1 Tổng công ty, tập trung 7 lĩnh vực khoa học và công nghệ, bao gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ thơng tin, cơng nghệ vật liệu, cơ khí-tự động hóa, hóa dầu, năng lượng, hạ tầng.
Chi cho khoa học và công nghệ năm 2017 là 26,4 nghìn tỷ đồng, gấp 1,42 lần năm 2015. Tỷ lệ chi cho khoa học cơng nghệ tính trên GDP tăng dần qua các
140
năm từ 0,44% năm 2015 lên 0,52% năm 2017. Cơ cấu chi cho khoa học công nghệ cũng chuyển dịch khá lớn từ khu vực công sang khu vực tư nhân, năm 2015 chi cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước chiếm 33,9% giảm xuống cịn 26,9% năm 2017; ngồi ngân sách nhà nước chiếm cơ cấu từ 66,1% lên 73,1%.
4.3.2. Kết quả đạt được
Về phát triển doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ, tính đến cuối năm 2019, theo tiêu chí doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ (KHCN), cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp đủ điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ. Trong đó, có 468 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ tính đến tháng 8/2019; 36 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao (19 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao và 17 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao); hơn 800 doanh nghiệp đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chưa đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hơn 1.400 doanh nghiệp phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; hơn 400 doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Trong những năm vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 58,2 nghìn đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp; xử lý 38,9 nghìn đơn (trong đó, 25,9 nghìn đơn được chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ); hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế cho 138 giải pháp, công nghệ; tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho 18 nghìn thương hiệu quốc gia...
Thời gian qua, các nghiên cứu khoa học cơng nghệ đã có đóng quan trọng vào đổi mới quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng, tổng số công bố quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong năm 2019 là 23,4 nghìn bài báo, trong đó kỹ thuật 3,3 nghìn bài; khoa học máy tính 2,8 nghìn bài; vật lý, thiên văn học và tốn học 3,8 nghìn bài.
Sàn giao dịch công nghệ (GDCN) được xem là một yếu tố cấu thành quan trọng trong mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ. Việc
141
thành lập các sàn GDCN đã mang lại một số kết quả khả quan, khẳng định vai trị là một trong những giải pháp có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động trung gian của thị trường cơng nghệ. Bước đầu đã hình thành mạng lưới liên kết giao dịch giữa nhà khoa học, Nhà nước, doanh nghiệp để chuyển giao các kết quả nghiên cứu qua dịch vụ hỗ trợ của sàn GDCN. Hiện nay, trên cả nước có 17 sàn GDCN online và offline. Các địa phương đang triển khai xây dựng sàn GDCN là: Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương. Phần lớn các sàn này đang hoạt động với tư cách là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) tự chủ, tự chịu trách nhiệm thuộc các Sở KH&CN, được Nhà nước đảm bảo một phần kinh phí để duy trì hoạt động thường xun. Hoạt động chính của các sàn bao gồm: i) tư vấn và chuyển giao công nghệ, ii) thông tin công nghệ, iii) tổ chức các sự kiện về KH&CN.
Hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ: công tác tư vấn, kết nối cung cầu, môi giới chuyển giao cơng nghệ là hoạt động chính của các sàn. Một số sàn có hoạt động tương đối sơi nổi, như Sàn GDCN Hải Phòng năm 2018 đã tư vấn, kết nối gần 565 cuộc cho các doanh nghiệp gặp gỡ, thương thảo, ký kết hợp đồng (trong đó có 364 hợp đồng được ký kết với tổng giá trị trên 472 tỷ đồng); tư vấn xây dựng lộ trình đổi mới cơng nghệ cho 25 doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai, thực hiện nhiệm vụ KH&CN và thành lập doanh nghiệp KH&CN cho 18 doanh nghiệp; tư vấn, chuyển giao sàn trực tuyến cho Nghệ An, Bà Rịa - Vũng tàu, Vĩnh Phúc, Hải Dương; mở 30 lớp đào tạo về quản trị cơng nghệ, năng suất, chất lượng, sở hữu trí tuệ...
Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) công bố Việt Nam xếp thứ 42 trên 131 quốc gia và nền kinhtế, còn năm 2019 đứng thứ 42/129. Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.