Các sản phẩm bảo hiểm được đa dạng hóa với khoảng 1.200 sản phẩm, chất lượng sản phẩm được cải thiện, nhiều loại hình sản phẩm mới, bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội được triển khai như:

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 29 - 31)

cải thiện, nhiều loại hình sản phẩm mới, bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội được triển khai như: Bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm vi mơ, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm hưu trí...

30

hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020, tình hình cân đối ngân sách Trung ương và địa phươngđược đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát trong giới hạn. Độ mở của nền kinh tế tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP năm 2016 đạt 184,7%; năm 2020 ước đạt 209,3%. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã tăngcường hội nhập, khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, tham gia sâu, rộng vào thị trường thế giới.

c) Thương mại trong nước phát triển thông qua phát triển hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ; cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn

Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 đạt 4.377,4 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ. Hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên cả nước đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời kích cầu mua, bán hàng hóa trực tuyến và áp dụng chính sách giao hàng đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Hệ thống trung tâm logistics mới được hình thành và phát triển. Cơng tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bước đầu được nâng lên, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý chặt chẽ các hoạt động bán hàng đa cấp.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019; riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính 545,36 tỉ USD, tương đương khoảng 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 282,66 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng

31

kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh tốn giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)