Quy mô GDP chưa đánh giá lại.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 26 - 27)

27

Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hợp trong từng giai đoạn. Công tác thống kê, phân tích, dự báo về giá cả, thị trường được tăng cường. Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn thành cơng trong việc kiểm sốt lạm phát, trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Chính phủ quản lý tiệm cần dần với giá thị trường, lạm phát hằng năm được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra: Năm 2016, lạm phát ở mức 2,66%; năm 2017 ở mức 3,53%; năm 2018 ở mức 3,54%; năm 2019 ở mức 2,79% và năm 2020 ở mức 3,23% dù bịảnh hưởng rất lớn của việc tăng giá thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi kéo dài.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 cho thấy, lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát tốt, thể hiện rõ nét việc đổi mới tư duy trong lựa chọn mục tiêu ưu tiên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ năm 2011 trở về trước, với tư duy lựa chọn mục tiêu ưu tiên là tăng trưởng nhanh, mơ hình tăng trưởng nghiêng về số lượng hơn chất lượng, chiều rộng hơn chiều sâu, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng lực lượng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên… nên lạm phát cao, lặp đi lặp lại. Từnăm 2012 đến nay, với mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mơ, chủ động kiểm sốt lạm phát nên lạm phát ln giữ ở mức kiểm sốt, giai đoạn 2016-2020 luôn đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020 CPI tăng 3,15%, thấp hơn mức tăng 7,65%/năm của giai đoạn 2011-2015.

b) Cơ cấu lại nền kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, thực chất hơn trong các ngành, lĩnh vực

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống 15,34% năm 2017, năm 2019 còn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85%4; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)