Tình hình lao động và việc làm

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 130 - 133)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.

4.1.2. Tình hình lao động và việc làm

Giai đoạn 2016-2019, tình hình lao động, việc làm của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm cơng hưởng lương có xu hướng tăng. Nhưng dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của người lao động, khiến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 74,4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ vẫn ở mức thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.

a) Lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

Tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động giai đoạn 2016-2019 ước tính đạt 0,68%/năm, thấp hơn khoảng 0,8 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-

131

2015. Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,8 triệu người, tăng 576,9 nghìn người so với năm 2015 nhưng giảm 924,5 nghìn người so với năm trước do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhiều lao động bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 0,21%/năm, giảm 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015.

Xét theo cơ cấu lực lượng lao động, năm 2020 tỷ lệ lao động nam tham gia vào lực lượng lao động cao hơn nữ với 52,6%. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực thành thị và nơng thơn cũng có sự chênh lệch lớn mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị có tăng lên đáng kể nhưng nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng chiếm 22,2%; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 21,1%; Đông Nam Bộ chiếm 18,4%. Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Những khu vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đơ thị và khu cơng nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây.

Về chuyển dịch cơ cấu lao động, giai đoạn 2016-2020 cơ cấu các ngành kinh tế có sự dịch chuyển theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng và tỷ trọng ngành dịch vụ. Ước tính năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 17,7 triệu người, chiếm 33,1% (giảm 8,5 điểm phần trăm so với năm 2016); khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,5 triệu người, chiếm 30,8% (tăng 5,6 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ đạt 19,4 triệu người, chiếm tỷ trọng cao nhất 36,1% (tăng 2,9 điểm phần trăm).

132

b) Tỷ lệ thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi

Trong 5 năm 2016-2020, nhờ chú trọng thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động nên tỉ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của Việt Nam ln duy trì ở mức thấp (khoảng 2%) và giảm dần. Năm 2016 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lần lượt là: 2,29%; 2,22%; 2,19%; 2,17%. Riêng năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của Việt Nam tăng cao với 2,48%, trong đó: khu vực thành thị năm 2020 là 3,89%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH- 14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Tương tự, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giai đoạn 2016- 2020 thấp hơn nhiều so với giai đoạn 5 năm trước 2011-2015. Giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ thiếu việc làm bình quân mỗi năm là 2,62%/năm trong khi giai đoạn 2016-2020 bình quân mỗi năm đạt 1,90%/năm. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi liên tục giảm từ 1,88% năm 2016 xuống còn 1,50% năm 2019. Riêng trong năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,52%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,69%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,94% (tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2019 tương ứng là 1,50%; 0,76%; 1,87%).

c) Lao động đã qua đào tạo

Giai đoạn 2016-2020, với nỗ lực tích cực triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, lao động qua đào tạo chuyên mơn kỹ thuật có bằng chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh từ 20,9% năm 2016 lên đến 22,8% vào năm 2019 và đạt 24,1% năm 2020. Sau 5 năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3,2 điểm phần trăm, tương ứng tăng 1,8 triệu người. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta mặc dù tăng qua các năm nhưng vẫn thấp với khoảng 76% dân số trong độ tuổi lao động chưa được

133

đào tạo chuyên môn, kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 24,1%, thấp hơn so với mục tiêu 25% về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Điều này đặt ra thách thức lớn cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực, tăng năng suất lao động và tạo động lực phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)