Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 65 - 67)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.8.7. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nước ta và thế giới, nhất là khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,75%, chỉ số giá nhập khẩu giảm 0,09%.

Năm 2016, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 1,71% so với năm trước, do giá của một số mặt hàng như: Nhóm sắt thép giảm 22% chủ yếu do nguồn thép từ Trung Quốc lớn khiến lượng cung trên thị trường thế giới trở nên dồi dào làm giá thép xuất khẩu giảm; thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới sản lượng, chất lượng cà phê khiến giá giảm 11,25%; hạt tiêu giảm 10,45% do nguồn cung dồi dào. Tương tự, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm 2016 giảm 5,35% so với năm trước do một số nhóm hàng chính giảm mạnh như: Giá nhập khẩu sắt thép giảm 18,11% do ảnh hưởng của việc bán ồ ạt với giá rẻ của Trung Quốc trong thời gian dài; giá xăng dầu các loại giảm sâu 20,43% do dư cung trên thị trường thế giới.

Từ năm 2017-2019, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng lần lượt là 2,93%; 0,94% và 3,01%, chủ yếu do giá xuất khẩu của một số mặt hàng tăng như: sự khởi sắc trở lại của giá gạo (năm 2017 tăng 3,89%, năm 2018 tăng 5,29%) và thủy sản (năm 2017 tăng 7,18%, năm 2018 tăng 3,07%, năm 2019 tăng 1,55%); giá dầu thô xuất khẩu (2017 tăng 26,31%, năm 2018 tăng 20,73%), giá gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng (năm 2017 tăng 1,28%, năm 2018 tăng 6,27%, năm 2019 tăng 2,57%) do sản phẩm gỗ Việt Nam được nhiều nhà nhập khẩu lớn quan tâm, nhất là Hoa Kỳ và EU vì có kỹ thuật cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tương tự như sản phẩm của châu Âu. Ngoài ra, năm 2019, giá hàng rau quả tăng 8,8% do được hưởng lợi từ Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) để tiếp cận với các thị trường lớn như: Nhật Bản, Ca-na-đa dễ dàng hơn, cùng với đó, căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ; giá sắt thép tăng 5,85% do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các hậu quả phát sinh từ các khoản thuế bao quanh thị trường thép toàn cầu.

66

Chỉ số giá nhập nhẩu hàng hóa năm 2017-2019 tăng lần lượt là 2,57%; 2,54% và 0,59% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do các mặt hàng nhập khẩu như: Giá cao su nguyên liệu tăng (năm 2017 tăng 27,27%); giá xăng dầu các loại tăng do ảnh hưởng của giá dầu thô trên thế giới tăng (năm 2017 tăng 19,9%, năm 2018 tăng 16,23%); giá khí đốt hóa lỏng tăng do nhu cầu nhiên liệu đầu vào cho nhiệt điện khí ở châu Á làm giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhất là khi Trung Quốc tăng cường nhập khẩu LNG trong nỗ lực giảm bớt sự lệ thuộc vào than nhiệt (năm 2017 tăng 17,6%, năm 2018 tăng 13,22%); giá hàng rau, quả nhập khẩu tăng do các nước có hàng rào kỹ thuật tốt, chất lượng cao cũng như quản lý chặt về an toàn thực phẩm khiến giá sản phẩm cao (năm 2017, 2018, 2019 tăng lần lượt là 1,73%, 10,98%, 8,46%); giá sắt thép tăng (năm 2017 tăng 10,31%, năm 2018 tăng 10,6% và năm 2019 tăng 2,69%) do Trung Quốc giảm xuất khẩu thép nhằm ngăn chặn hành vi buôn lậu thép sang Đông Nam Á, xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và các hậu quả phát sinh từ các khoản thuế bao quanh thị trường thép toàn cầu.

Bước sang năm 2020, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 1,32% so với năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hoa Kỳ đều giảm nhu cầu tiêu thụ làm giá thủy sản xuất khẩu giảm; giá điều xuất khẩu giảm 3,59% so với năm 2019 (giá hạt điều quý I, quý II và quý III/2020 giảm lần lượt 4,84%; 6,61%; 5,81% so với cùng kỳ năm trước); giá điện thoại di động xuất khẩu của Việt Nam giảm do các hãng điện thoại lớn như Samsung giảm giá nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của Huawei cũng như tác động từ các chính sách của Mỹ đối với Công ty công nghệ Huawei. Đối với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa, bình qn năm 2020 giảm 0,59% so với năm trước do một số nguyên nhân như: Giá khí đốt hóa lỏng giảm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thấp trong khi tồn kho tăng; giá hàng thủy sản giảm do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid- 19 và người dân thắt chặt chi tiêu, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng tồn kho nhiều.

67

Tỷ giá thương mại hàng hóa (so sánh chỉ số giá xuất khẩu với chỉ số giá nhập khẩu) trong hoạt động ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: năm 2016 tăng 3,85%; năm 2017 tăng 0,35%; năm 2018 giảm 1,56%; năm 2019 tăng 2,41% và năm 2020 giảm 0,74%. Nguyên nhân chính của hiện tượng này do ảnh hưởng của dịch Covid-19; dịch tả lợn châu Phi; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác chủ chốt (OPEC+) tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 làm chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, tỷ giá thương mại (TOT) hàng hóa các năm biến động. Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm tăng 0,84%.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)