Nguồn lực và năng lực phát triển

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 84 - 91)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.2.1. Nguồn lực và năng lực phát triển

a) Cơ sở sản xuất công nghiệp

Trong giai đoạn 2016-2019, cơ sở sản xuất công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển với số lượng xây dựng mới và mở rộng cơ sở sản xuất tăng thêm hằng năm. Năm 2019, tồn ngành cơng nghiệp có 984,6 nghìn cơ sở, tăng 86,8 nghìn cơ sở so với năm 2015. Trong tổng số cơ sở của tồn ngành cơng nghiệp, số cơ sở của loại hình kinh tế ngồi Nhà nước chiếm đa số với 974,5 nghìn cơ sở, tương đương 99%, tăng hơn 84,3 nghìn cơ sở; kinh tế có vốn đầu tư nước

85

ngồi chiếm 9.405 cơ sở, tăng 2.700 cơ sở; kinh tế Nhà nước chiếm 712 cơ sở, giảm 221 cơ sở do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh. Đáng chú ý là, trong khi số cơ sở của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và cá thể tăng rất thấp (tương ứng tăng bình quân 0,6%/năm và 1,2%/năm trong giai đoạn 2016-2019) thì số cơ sở cơng nghiệp của loại hình doanh nghiệp lại tăng lên rất nhanh chóng. Năm 2016, số cơ sở cơng nghiệp của loại hình doanh nghiệp đạt 81,1 nghìn cơ sở; năm 2017 đạt 90,5 nghìn cơ sở; năm 2018 đạt 104,1 nghìn cơ sở; năm 2019 đạt 118,2 nghìn cơ sở; bình qn giai đoạn 2016-2019 số cơ sở cơng nghiệp của doanh nghiệp tăng 12,9%/năm, tương ứng mỗi năm tăng gần 11,4 nghìn cơ sở. Mơi trường kinh doanh Việt Nam liên tục được cải thiện, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất cùng với các hộ kinh doanh có đủ điều kiện nâng lên thành doanh nghiệp… Đặc biệt, tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” là động lực để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, đó là những yếu tố tích cực làm tăng các cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp trong thời gian qua. Sự phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong q trình hội nhập, trong đó ngành chế biến, chế tạo ln đóng vai trị động lực chính. Năm 2019, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo có 109,9 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (chiếm 16,4% tổng số doanh nghiệp) với số lao động là 7.557,7 nghìn người (chiếm 49,9% tổng số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm). Trong ngành chế biến, chế tạo, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghệ cao tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi nhuận tăng trưởng nhanh, chiếm thị phần cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có cơng nghệ trung bình và thấp. Số doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019 thuộc nhóm ngành công nghệ cao là 13.420 doanh nghiệp, gấp 2,6 lần năm 2010; nhóm ngành cơng nghệ trung bình là 34.578 doanh nghiệp, gấp 2,5 lần; nhóm ngành cơng nghệ thấp là 61.919 doanh nghiệp, gấp 2,3 lần.

86

Số cơ sở sản xuất công nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm phân theo loại hình

Cơ sở Tổng số Chia ra Doanh nghiệp Hợp tác xã Cá thể 2015 897.799 72.702 2.153 822.944 2016 907.916 81.079 2.149 824.688 2017 943.298 90.486 2.096 850.716 2018 957.160 104.047 2.165 850.948 2019 984.586 118.178 2.204 864.204 Nguồn: Tổng cục Thống kê b) Vốn đầu tư

Cũng như số cơ sở sản xuất cơng nghiệp, vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội vào ngành cơng nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2016-2019. Theo giá so sánh năm 2010, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp năm 2016 tăng 5,91%; năm 2017 tăng 6,34%; năm 2018 tăng 8,78%; năm 2019 tăng 9,04%; bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 7,51%. Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô nên vốn đầu tư vào ngành cơng nghiệp ước tính chỉ tăng 0,33% và là mức tăng thấp nhất từ trước đến nay. Bình qn giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư vào cơng nghiệp tăng 6,03%; thấp hơn 0,43 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015, trong đó vốn đầu tư vào ngành chế biến, chế tạo tăng 6,62%/năm; ngành khai khoáng giảm 12,5%/năm. Như vậy tốc độ tăng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp cho thấy, trong thời gian qua nước ta đã tập trung tăng cường phát triển các ngành công nghiệp gắn với sản xuất và tiêu dùng, giảm tỷ trọng gia công và khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Theo giá hiện hành, vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội vào ngành cơng nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 3.552,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,5% tổng vốn và gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015, trong đó vốn đầu tư vào ngành cơng nghiệp

87

chế biến, chế tạo đạt 2.555,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% và gấp 1,8 lần; vốn đầu tư vào ngành sản xuất và phân phối điện đạt 635,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,9% và gấp 1,6 lần; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 142,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,5% và gấp 1,2 lần.

Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước vào ngành công nghiệp trong giai đoạn này đạt 868,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước; trong đó vốn đầu tư vào ngành chế biến, chế tạo đạt 222,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,1%. Theo giá so sánh, bình quân trong giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào ngành công nghiệp chỉ tăng 0,21%/năm, trong đó vào ngành chế biến, chế tạo tăng 2,15%/năm; ngành khai khoáng giảm 13,8%/năm; ngành sản xuất, phân phối điện nước tăng 1,32%/năm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,78%/năm.

c) Lao động công nghiệp

Lao động sản xuất cơng nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2019. Tại thời điểm 31/12/2019, tổng số lao động sản xuất cơng nghiệp có 9.708,2 nghìn người, gấp 1,2 lần năm 2015, trong đó ngành khai khống có 202,6 nghìn người, chiếm 2,1% tổng sốlao động sản xuất công nghiệp, giảm 12,2% so với năm 2015; ngành chế biến, chế tạo có 9.235,8 nghìn lao động, chiếm 95,1%, tăng 17,4%; ngành sản xuất và phân phối điện có 138,5 nghìn lao động, chiếm 1,4% và giảm 2,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải có 131,3 nghìn lao động, chiếm 1,4% và tăng 12,6%.

Theo loại hình hoạt động, bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, số lao động công nghiệp của hộ sản xuất kinh doanh cá thể (có quy mơ nhỏ chiếm khoảng 17,6% trong năm 2019) tăng 0,51%/năm, trong khi đó lao động cơng nghiệp của doanh nghiệp tăng bình quân 4,59%/năm (chiếm tỷ trọng 82,4%). Theo ngành hoạt động, lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện giai đoạn 2016-2019 giảm bình quân 0,74%/năm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 3,02%/năm; ngành khai khoáng giảm 3,21%/năm và ngành chế biến chế tạo có quy mơ lao động lớn tăng 4,08%/năm (chiếm tỷ trọng gần 95,1%).

88

Số lao động sản xuất công nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm phân theo ngành công nghiệp

Người Tổng số Khai Chia ra khống Cơng nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

2016 8.885.510 210.561 8.405.635 145.061 124.253 2017 9.225.461 198.659 8.757.121 142.950 126.731 2017 9.225.461 198.659 8.757.121 142.950 126.731 2018 9.424.101 195.606 8.953.684 145.734 129.077 2019 9.708.233 202.594 9.235.843 138.488 131.308

3.2.2. Kết quả đạt được

a) Chuyển dịch cơ cấu nội ngành

Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng; chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp có giá trịgia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành chế biến, chế tạo chiếm 56,9% tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và tăng 8,8 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015; ngành khai khoáng chiếm 24,9%, giảm 13 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện chiếm 16,3%, tăng 4,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải chiếm 1,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm. Như vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo liên tục được mở rộng, tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP cao nhất trong các ngành công nghiệp và tăng liên tục qua các năm. Năm 2016, tỷ trọng giá trịtăng thêm ngành chế biến, chế tạo trong GDP chiếm 14,27%; năm 2017 chiếm 15,33%; năm 2018 chiếm 16%; năm 2019 chiếm 16,48% và năm 2020 chiếm 16,7%. Đóng góp lớn cho việc gia tăng tỷ trọng này là sự phát triển ổn định của các ngành thép, dệt may, thực phẩm, da giày, thiết bị điện…, đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học ngày càng phát

89

triển nhờ thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, nhân tố chính tác động tới q trình dịch chuyển cơ cấu nội bộ ngành cơng nghiệp. Nếu tính cả ngành xây dựng thì tỷ trọng khu vực cơng nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 32,72% năm 2016 lên 33,72% năm 2020, đạt mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (30%-35%).

b) Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong giai đoạn 2011- 2015 không ổn định21 nhưng lại có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2016- 2019. Năm 2016, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,06%; năm 2017 tăng 7,85%; năm 2018 tăng 8,79% và năm 2019 tăng 8,86%; bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 8,14%/năm. Riêng năm 2020, dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chỉ tăng 3,36%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Tính chung tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân ngành công nghiệp trong giai đoạn 2016- 2020 đạt 7,16%/năm, thấp hơn tốc độ tăng 7,64%/năm của giai đoạn trước. Đóng góp vào tốc độ tăng của ngành cơng nghiệp trong giai đoạn 2016-2019 có sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tốc độ tăng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tăng 11,90%; năm 2017 tăng 14,40%; năm 2018 tăng 12,98%; năm 2019 tăng 11,29%, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 12,64%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân 9,64%/năm của giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 5,82%, là mức tăng thấp nhất trong thời kỳ 2011-2020. Trong khi đó, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, phù hợp với mục tiêu giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bình quân giai đoạn 2016-2020, giá trị tăng thêm ngành khai khoáng giảm 3,75%/năm (giai đoạn 2011-2015 tăng 3,29%/năm); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,86%/năm (giai đoạn 2011- 2015 tăng 11,02%/năm); ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,22% (giai đoạn 2011-2015 tăng 8,24%/năm).

21 Năm 2011 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,46%; năm 2012 tăng 8,2%; năm 2013 tăng 4,93%; năm 2014 tăng 6,32% và năm 2015 tăng 9,39%. 4,93%; năm 2014 tăng 6,32% và năm 2015 tăng 9,39%.

90

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành cơng nghiệp giai đoạn 2016-2020

%

Tồn ngành

cơng nghiệp Khai Chia ra

khống

Chế biến,

chế tạo Sản xuất và phân

phối điện Cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 2016 7,06 -4,00 11,90 11,60 7,80 2017 7,85 -7,10 14,40 9,40 8,67 2018 8,79 -3,11 12,98 10,40 6,42 2019 8,86 1,29 11,29 9,14 7,72 Sơ bộ 2020 3,36 -5,62 5,82 3,92 5,51 Bình quân 2016-2020 7,16 -3,75 11,24 8,86 7,22 Nguồn: Tổng cục Thống kê c) Năng suất lao động công nghiệp

Năm 2020, năng suất lao động (NSLĐ) công nghiệp đạt 146,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,1 lần NSLĐ năm 2016. Ngành khai khống có NSLĐ đạt cao nhất trong nhóm ngành cơng nghiệp và trong các ngành kinh tế với 2.008,2 triệu đồng/lao động do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khống bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên. Ngành cung cấp nước, quản lý rác thải và xử lý nước thải có NSLĐ đạt 204,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,2 lần; ngành sản xuất và phân phối điện đạt 1.740,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,5 lần. NSLĐ của ngành chế biến, chế tạo đạt thấp nhất 93 triệu đồng/lao động, gấp 1,3 lần. Mặc dù là một trong những khu vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế về quy mô nhưng tốc độ tăng NSLĐ ngành công nghiệp chưa thể hiện được vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Năng suất lao động ngành công nghiệp năm 2016 tăng 0,3% so với năm trước; năm 2017 tăng 2,7%; năm 2018 tăng 3,9%; năm 2019 giảm 3,4%; năm 2020 tăng 3,6%; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 1,4%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân 4,1%/năm của giai đoạn 2011-2015. Trong đó, NSLĐ ngành khai khoáng tăng 1,8%/năm; ngành chế

91

biến, chế tạo tăng 5,0%/năm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,6%/năm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,9%/năm.

NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nước ta đạt thấp do các doanh nghiệp công nghiệp (gồm cả doanh nghiệp FDI) chủ yếu tham gia ở các khâu, các cơng đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp ráp, không chủ động được nguồn cung cho sản xuất, nhất là các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên phụ liệu (dệt, may mặc, da giày, điện tử, hóa chất…), trong khi đây là những ngành sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận và chuyển giao cơng nghệ từ khu vực doanh nghiệp FDI sang khu vực doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao NSLĐ thời gian qua cịn hạn chế. Cơng nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ nhưng tiếp tục tập trung cao ở những ngành hướng xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp (dệt may, da giày, chế biến thực phẩm) đến trung bình (sản xuất kim loại). Trong khi đó, ngành cơng nghệ cao (điện tử) tập trung ở khu vực có vốn nước ngồi chủ yếu là hoạt động lắp ráp, có giá trị gia tăng trong nước thấp. Ngồi ra, ngành cơng nghệ cao chủ yếu tận dụng lao động chi phí rẻ và ưu đãi chính sách, chưa có nhiều tác động lan tỏa đối với khu vực trong nước nên chưa thể tạo đột phá về tăng trưởng NSLĐ.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)