IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm
32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.
4.6. Mức sống dân cư
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà trọng tâm là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển. Mục tiêu, nhiệm vụ này được thể hiện rất rõ nét qua các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ; các chiến lược, đề án, chương trình hành động của chính quyền các cấp. Có thể kể đến đó là Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
152
2020. Đánh giá hiệu quả của các chương trình, Nghị quyết này qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư giai đoạn 2016-2019 dưới đây:
Trong năm 2019, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt khoảng 4.295 nghìn đồng, tăng 38,6% so với năm 2016 tương ứng với tăng 421 nghìn đồng, tăng bình qn 11,5%/năm thời kỳ 2016- 2019, trong đó khu vực thành thị đạt 6.022 nghìn đồng, tăng 32,3% và tăng 9,8%; khu vực nơng thơn đạt 3.399 nghìn đồng, tăng 40,3% và tăng 12%.
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2019 theo giá hiện hành của các vùng trên cả nước đều tăng so với năm 2016. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch, vùng Đơng Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (đạt 6.280 nghìn đồng), gấp 2,4 lần so với vùng có thu nhập bình qn đầu người thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (2.640 nghìn đồng). Thu nhập bình qn 1 người 1 tháng của nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 10.103 nghìn đồng, tăng 30,3% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 6,8%; nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất đạt 988 nghìn đồng, tăng 24,9% và tăng 5,7%.
Trong giai đoạn 2016-2019, cơ cấu thu nhập theo nguồn thu tiếp tục theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công (từ 46,7% lên 54,7%), giảm dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản (từ 16,6% xuống 11,8%). Tốc độ tăng thu nhập từ tiền lương, tiền cơng bình qn giai đoạn này đạt 17,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (10,3%/năm); các hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,3%/năm.
Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% số hộ có thu nhập bình qn đầu người cao nhất so với nhóm 20% số hộ có thu nhập bình qn đầu người thấp nhất có xu hướng tăng lên trong những năm qua nhưng thay đổi không nhiều, từ 9,7 lần năm 2014 lên 9,8 lần năm 2016, 10 lần năm 2018 và 10,2 lần năm 2019.
153
Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giữa các nhóm hộ dân cư những năm 2012-2019
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
(Nghìn đồng) cao nhất so với nhóm Nhóm thu nhập thu nhập thấp nhất (Lần) Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất 2012 512 4784 9,4 2014 660 6413 9,7 2016 771 7547 9,8 2018 932 9320 10,0 2019 988 10103 10,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng khơng đồng đều, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập vẫn còn tồn tại rõ ràng và dễ nhận thấy. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị là 4,6 triệu đồng/người/tháng trong khi khu vực nông thôn là 2,4 triệu đồng/người/tháng.
Những vùng có thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có mức thu nhập cao nhất nhì cả nước, đặc biệt Đơng Nam Bộ có thu nhập bình qn đầu người một tháng 4,6 triệu đồng/người/tháng năm 2016 và tăng lên tới 5,8 triệu đồng/người/tháng năm 2018 và 6,3 triệu đồng/người/tháng năm 2019. Trong khi đó, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng thấp nhất trong cả nước với gần 2 triệu đồng/người/tháng năm 2016 và 2,5 triệu đồng/người/tháng năm 2018, tăng lên 2,6 triệu đồng/người/tháng năm 2019. Dễ dàng nhất để thấy sự cách biệt về thu nhập đó là so sánh giữa 20% dân số có thu nhập thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất, năm 2019 có 20% dân số Việt Nam có mức thu nhập thấp nhất là 988 nghìn đồng/người/tháng so với 20% hộ thu nhập cao nhất là 10,1 triệu đồng/người/tháng. Khoảng cách giữa hai nhóm này lên tới 10,2 lần, đây chính là sự cách biệt giữa hai tầng lớp người khá giả và người nghèo trong xã hội Việt Nam.
154
Hệ số bất bình đẳng (Gini) năm 2019 là 0,423 điểm, so với năm 2016 và 2018 thì hệ số bất bình đẳng có chiều hướng giảm từ 0,431 điểm năm 2016 xuống 0,425 điểm 2018, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể. Năm 2019, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nơng thơn cao hơn so với thành thị (0,415 điểm so với 0,373 điểm), điều này thể hiện khơng phải ở những nơi có thu nhập bình qn đầu người cao thì ở đó sự bất bình đẳng cao. Điều này càng được khẳng định khi đánh giá hệ số Gini theo vùng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Ngun có hệ số bất bình đẳng cao hơn hẳn các vùng khác (0,438 điểm và 0,443 điểm). Vùng có hệ số bất bình đẳng thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ với Gini năm 2019 là 0,375 điểm.
Tốc độ tăng thu nhập thực tế (thu nhập sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2016-2020 là 15,1%, cao hơn gần 1 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của giai đoạn 2014-2016.
Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành bình quân đầu người 1 tháng năm 2018 đạt 2.546 nghìn đồng, tăng 18% so với năm 2016, bình qn mỗi năm tăng 8,6%, trong đó chi tiêu bình qn đầu người 1 tháng ở khu vực nơng thơn đạt 2.069 nghìn đồng, tăng 19,3%; khu vực thành thị đạt 3.496 nghìn đồng, tăng 14,3%. Ở các vùng, chi tiêu bình quân đầu người năm 2018 đều tăng so với năm 2016, trong đó tốc độ tăng cao nhất là Tây Nguyên (26,5%/năm), thấp nhất là Đông Nam Bộ (11%/năm).
Tốc độ tăng chi tiêu thực tế bình quân đầu người (chi tiêu sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) thời kỳ 2016-2018 tăng 5,2%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng 4,3%/năm của thời kỳ 2014-2016.
Cơ cấu chi tiêu theo chi đời sống và chi khác khơng có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng chi tiêu cho đời sống trong chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2018 chiếm 93%, chi tiêu khác chiếm 7% (Hai tỷ trọng tương ứng của năm 2014 là 93,4% và 6,6%, 2016 là 93,5% và 6,5%).
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh năm 2019 là 96,3%, trong đó thành thị 99,4%, nơng thơn 94,7%, vùng có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc 87,8%, hai vùng
155
có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất là vùng Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam Bộ có cùng tỷ lệ 99,8%.
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 2019 là 92,7%, nhưng có sự khác biệt giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng kinh tế. Ở nông thơn, tỷ lệ này là 89,6%, trong khi đó ở thành thị là 98,4%. Vùng có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long 81,9%; tiếp đến là Tây Nguyên 83,4%; Trung du và miền núi phía Bắc là 86,3%. Vùng Đồng bằng sông Hồng là 99,3% và Đông Nam bộ là 99,7%.
Năm 2018, tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt (chỉ tính số hộ sử dụng điện lưới) đạt 99%, trong đó thành thị đạt 99,9%; nơng thơn 98,6%; tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền đạt 99,8%, trong đó thành thị đạt 99,9%; nơng thơn đạt 99,8%. Diện tích nhà ở bình qn đầu người của cả nước năm 2018 đạt 23,8m2/người, tăng 1,6m2 so với năm 2016, trong đó khu vực thành thị là 26,2m2/người; nông thôn là 22,6m2/người.
Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo:
Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam là một trong số 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; ngoài chỉ số về thu nhập, chuẩn nghèo có 10 chỉ số để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Qua 5 năm triển khai thực hiện, nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là 93 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đã chỉ đạo ban hành các chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, dạy nghề, lao động và việc làm, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tín dụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho khơng, tăng chính sách hỗ trợ có hồn trả, có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng. Ở các địa phương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, đề án, cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện của địa phương để thực hiện Chương trình.
156
Năm 2019 tỷ lệ nghèo đa chiều của cả nước là 5,7%, trong đó khu vực nơng thơn là 8%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 1,2% ở thành thị, nhưng khoảng cách về tỷ lệ nghèo giữa thành thị, nơng thơn có sự thu hẹp dần (năm 2016 là 8,4 điểm phần trăm, năm 2019 giảm còn 6,8 điểm phần trăm). Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều của cả nước năm 2019 giảm 3,5 điểm phần trăm so với năm 2016, trong đó khu vực thành thị là 1,2%, giảm 2,3 điểm phần trăm và nông thôn là 8%, giảm 3,8 điểm phần trăm. Trong các vùng miền, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (16,4%) và Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất cả nước (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2019 ở tất cả các vùng đều giảm so với năm 2016, trong đó một số vùng có tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (lần lượt giảm 6,6 và 6,2 điểm phần trăm); vùng có tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm nhất là Đông Nam Bộ (giảm 0,5 điểm phần trăm).
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, một số địa phương có tỉ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015-2019 như huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,7%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) giảm gần 40%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,5%, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) giảm 33,5%. Nhiều địa phương đã nỗ lực thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thốt nghèo như huyện Tân Sơn (Phú Thọ), huyện Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Phù Yên và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Dự kiến, đến cuối năm 2020, có 32 huyện nghèo thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Trong giai đoạn 2016-2020, tại địa bàn các huyện, xã nghèo, đặc biệt khó khăn đã có khoảng 18 nghìn cơng trình cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã đưa vào sử dụng trên 15 nghìn cơng trình; khoảng 7 nghìn cơng trình được duy tu, bảo dưỡng. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 32 nghìn tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng kết nối vùng được đầu tư như điện, đường, trường, trạm và các cơng trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, lưu thơng hàng hóa, dân sinh.
Đối với các xã, thơn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có 550 xã và 1.286 thơn hồn thành mục tiêu Chương trình 135.
157
Chương trình cũng đã hỗ trợ cho 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ hơn 2,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để vươn lên thốt nghèo, làm giàu. Củng cố hệ thống thơng tin cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin của người dân để chủ động vươn lên thốt nghèo.
Thu nhập bình qn của người nghèo tăng 1,6 lần trong giai đoạn 2016- 2020. Người nghèo có khả năng lao động được hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Hỗ trợ hơn 13 nghìn dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi từ Chương trình 135 với hơn 8 nghìn tỷ đồng.
Đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 77.037 tỷ đồng so với 31/12/2015. Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay còn 6,6%/năm (đối với hộ nghèo), 7,92%/năm (đối với hộ cận nghèo), 8,25%/năm (đối với hộ mới thoát nghèo).
Nhiều huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thốt nghèo. Kết quả giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.