Chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 40 - 42)

10 Đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho gần 400 nghìn hộ người có cơng; xây dựng hơn 4,1 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp; hỗ trợ nhà

2.1.2. Chất lượng tăng trưởng

a) Năng suất các nhân tố tổng hợp: Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển

sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn. Trong giai đoạn 2016- 2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,72%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 2011-2015, trong đó năm 2016 đạt 44,87%; năm 2017 đạt 46,09%; năm 2018 đạt 44,76%; năm 2019 đạt 47,72% và năm 2020 ước tính đạt 44,43%. Trong giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư công đã đi đúng hướng, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động nên TFP trong giai đoạn 2016-2020 đã có sự tiến bộ rõ rệt so với giai đoạn 2011-2015. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động với mức đóng góp bình qn giai đoạn 2016-2020 là 54,28%.

b) Năng suất lao động: Năng suất lao động (NSLĐ) có sự cải thiện đáng

kể theo hướng tăng đều qua các năm. Theo giá hiện hành, NSLĐ của toàn nền kinh tế năm 2016 đạt 84,4 triệu đồng/lao động; năm 2017 đạt 93,2 triệu đồng/lao động; năm 2018 đạt 102,1 triệu đồng/lao động; năm 2019 đạt 110,5 triệu đồng/lao động và năm 2020 đạt 117,4 triệu đồng/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, bình quân giai đoạn 2016-2020, NSLĐ tăng 5,79%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân 4,27%/năm của giai đoạn 2011-2015 và cao hơn mục tiêu tăng trưởng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, thời gian qua Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao. Tính chung giai đoạn 2011-2019, NSLĐ theo sức mua tương đương năm 2017 (PPP 2017) của Việt Nam tăng trung bình 5,1%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Xin-ga-po (2%/năm); Ma-lai-xi-a (2,3%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Phi-li-pin (4,4%/năm); In-đô-nê-xi-a (3,4%/năm). Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực: Chỉ bằng 8,4% mức năng suất của Xin-ga-po; 23,1% của Ma-lai-xi-a; 41,5% của Thái Lan; 55,5% của In-đô-nê-xi-a

41

và 62,8% của Phi-li-pin; chỉ cao hơn NSLĐ của Cam-pu-chia (gấp 1,8 lần). Đáng chú ý là chênh lệch về mức NSLĐgiữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng14. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ giai đoạn 2016-2020

c) Hiệu quả đầu tư

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mơ hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GDP bằng 41,6%, đến giai đoạn 2011-2020 tỷ lệ này giảm xuống còn 32,9%. Việc huy động được nguồn vốn lớn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, hiệu quả đầu tư được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016

14Chênh lệch mức NSLĐ (tính theo PPP 2017) của Xin-ga-po và Việt Nam tăng từ 132.864 USD năm 2011 lên 150.354 USD năm 2019; tương tự, của Ma-lai-xi-a từ 39.850 USD lên 46.010 USD; năm 2011 lên 150.354 USD năm 2019; tương tự, của Ma-lai-xi-a từ 39.850 USD lên 46.010 USD; Thái Lan từ 15.330 USD lên 19.416 USD; In-đô-nê-xi-a từ 9.281 USD lên 11.085 USD; Phi-li-pin từ 5.804 USD lên 8.164 USD. (Nguồn số liệu: Cơ sở dữ liệu các chỉ số phát triển thế giới,

42

xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011- 2015. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực như nền kinh tế khi ở trạng thái bình thường nên ICOR năm 2020 đạt 14,2815; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.

Trong giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm khoảng 5,7%-6,3% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội nhưng khu vực này tạo ra 14%-16% GDP của cả nước; trong khi đó, khu vực cơng nghiệp và xây dựng tuy tạo ra 32%-34% GDP nhưng vốn đầu tư của khu vực này chiếm tới 43,5%-46% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; khu vực dịch vụ tạo ra 41%-42% GDP nhưng vốn đầu tư chiếm tới 48,1%-50,3%. Điều này cho thấy, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tuy có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lượng vốn đầu tư vào khu vực này ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)