Diễn biến lãi suất

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 54 - 55)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.6.3. Diễn biến lãi suất

Trong những năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016- 2020, lãi suất bằng đồng Việt Nam (VNĐ) diễn biến tương đối ổn định, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Năm 2016, lãi suất huy động sau khi tăng 0,2%-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm đến tháng 4 đã ổn định, đặc biệt từ giữa tháng 4 và từ cuối tháng 9 năm 2016, nhiều tổ chức tín dụng đã giảm 0,3%-0,5%/năm lãi suất huy động và giảm 0,5%-1%/năm lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2016, lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6%-9% đối với kỳ ngắn hạn; 9%-11% đối với kỳ trung và dài hạn.

Bước sang năm 2017 và năm 2018, diễn biến lãi suất khơng có nhiều biến động, đồng thời môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, áp lực lạm phát không lớn nên thanh khoản tiền đồng được bảo đảm. Năm 2017, lãi suất huy động bằng VNĐ đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng phổ biến ở mức 4,3%-5,4%/năm, năm 2018 là 4,5%-5,5%/năm. Tương tự, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 lần lượt là 5,3%-6,5%/năm và 5,5%-6,5%/năm; đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 6,5%-7,3%/năm và 6,6%-7,3%/năm.

Năm 2019, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm ở một số kỳ hạn, phù hợp với động thái điều hành của NHNN. Đến cuối năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,2%-0,8%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến

55

dưới 6 tháng; 5,5%-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,6%-7,5%/năm.

Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2019 phổ biến ở mức khoảng 6%-9%/năm đối với kỳ ngắn hạn, kỳ trung và dài hạn từ 9%-11%/năm.

Lãi suất huy động bằng đồng USD nhìn chung phù hợp với chủ trương của Chính phủ và định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chống đơ la hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng găm ngoại tệ, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Trong giai đoạn 2016-2019, lãi suất huy động bằng USD của các tổ chức tín dụng ở mức 0%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8%-4,7% đối với kỳ ngắn hạn, trong đó năm 2016 là 2,8%-4,8%; năm 2017 và 2018 là 2,8%-4,7%; năm 2019 là 3,0%-4,7%. Lãi suất kỳ trung và dài hạn phổ biến ở mức 4,5%-6%, trong đó năm 2016 là 4,9%-6%; năm 2017 là 4,6%-6,0%; năm 2018 và năm 2019 là 4,5%-6,0%.

Để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm ba lần đồng bộ các mức lãi suất với quy mô tương đối lớn và liên tục, tổng mức giảm từ 1,5% - 2%/năm đối với lãi suất điều hành để hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chi phí thấp; giảm 0,6% - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam các kỳ hạn dưới sáu tháng và giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân. Mức giảm lãi suất điều hành của Việt Nam hiện là một trong các mức giảm mạnh nhất so với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)