Số lượng, quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 68 - 70)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.9.1. Số lượng, quy mô doanh nghiệp

Số doanh nghiệp thành lập mới bình quân trong giai đoạn 2016-2020 trên phạm vi cả nước đạt 128,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 62,8% so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới hằng năm đạt cao nhất với 90,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 70,9% số doanh nghiệp thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020; khu vực cơng nghiệp và xây dựng 35,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 27,5%; khu vực nông lâm, nghiệp và thủy sản hơn 2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 1,6%. Bình quân giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,9%/năm. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019 nên giai đoạn 2016-2020 số doanh nghiệp thành lập mới tăng 7,3%/năm. Tuy nhiên số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2020 đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3% so với năm 2019 và tăng 163,5% so với năm 2015. Điều đó cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong triển vọng phát triển sản xuất, kinh doanh thời gian tới.

Trong giai đoạn 2016-2020, bình quân năm cả nước cịn có 34.133 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,4%/năm. Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình quân hằng nămđạt cao nhất với 23.357 doanh nghiệp, tăng 16,4%/năm; khu vực cơng nghiệp và xây dựng có 10.081 doanh nghiệp, tăng 14%/năm; khu vực nông lâm, nghiệp và thủy sản có 695 doanh nghiệp, tăng 5,9%/năm.

Năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực

69

của dịch bệnh trong cáclĩnh vực kinh tế - xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước, trong đó có 17,5 nghìn doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%. Số doanh nghiệp giải thể bình quân năm trong giai đoạn 2016-2020 là 15.042 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh bình quân giai đoạn 2016-2019 cả nước là 586,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 55,1% so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngồi nhà nước có số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD chiếm tỷ lệ chi phối với 567,3 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96,8% số lượng của toàn bộ khu vực doanh nghiệp), tăng 55,6% so với giai đoạn 2011-2015; doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi có 16,5 nghìn doanh nghiệp (chiếm 2,8%), tăng 60,7%; doanh nghiệp nhà nước có 2,4 nghìn doanh nghiệp (chiếm 0,4%), giảm 23,5%.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể thấy được những cơ hội để phát triển và cải thiện năng lực. Việc đẩy lùi được dịch bệnh giúp nước ta trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến tiềm năng, an tồn cho sự phân bổ lại dịng vốn đầu tư trên thế giới, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đồn trên thế giới. Với lực lượng lao động đơng đảo và giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng khá tốt, vị trí địa lý gần Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các tập đồn có nhu cầu dịch chuyển ngày càng chú ý hơn. Giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó cải tiến mơ hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội gia nhập các thị trường ngoài thị trường truyền thống

70

cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu, hình thành chuỗi giá trị mới, đặc biệt cần tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)