Cân đối thu chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 51 - 53)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.4.3. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước

Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt 5,5% GDP (tăng so với dự toán chủ yếu do GDP theo giá hiện hành năm 2016 đạt thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra); năm 2017 là 3,48%; năm 2018 là 2,8%; sơ bộ năm 2019 là 3,4%; năm 2020 ước tính dưới 4%. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016- 2019. Riêng năm 2020 bội chi ngân sách mặc dù tăng so với dự toán năm nhưng vẫn ở mức hợp lý do phải tập trung nguồn lực đảm bảo cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, khắc phục kịp thời hậu quả bão lũ, thiên tai và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhìn chung, tình hình cân đối ngân sách Trung ương và địa phương được đảm bảo, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát.

2.5. Bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm trong giai đoạn 2016-2020 phát triển an toàn và bền vững. Năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao, đảm bảo khả năng chi trả bồi thường và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Năm 2020 là thời điểm đặc biệt khi dịch Covid-19 xảy ra, bảo hiểm đã thực sự trở thành một trong

52

những trụ cột đảm bảo an sinh xã hội với nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh.

Số người tham gia bảo hiểm ngày càng tăng. Năm 2020, cả nước có 16.493,2 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng 26,3% so với năm 2016; 86.881,4 nghìn người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 14,4% và 14.157,3 nghìn người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 29,4%.

Doanh thu bảo hiểm trong những năm qua tăng trưởng mạnh, đáp ứng nhu cầu chi trả bảo hiểm cho người dân. Tổng số thu bảo hiểm năm 2020 đạt 388,4 nghìn tỷ đồng, tăng 51,5% so với năm 2016, trong đó: Thu BHXH đạt 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,7% tổng số thu bảo hiểm và tăng 49,8%; thu BHYT đạt 105,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,1% và tăng 52,7%; thu BHTN đạt 20,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,2% và tăng 69,2%.

Tổng số chi bảo hiểm năm 2020 đạt 365,3 nghìn tỷ đồng, tăng 54,8% so với năm 2016, trong đó: Chi BHXH đạt 251,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,9% tổng số chi bảo hiểm và tăng 56%; chi BHYT đạt 101,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,8% và tăng 47,8%; chi BHTN đạt 11,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3% và tăng 106,4%. Năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao. Trong giai đoạn 2016-2019, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng bình quân là 23,06%/năm; tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng 25,08%/năm.

Tổng số sản phẩm bảo hiểm trên thị trường hiện nay lên tới trên 800 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 400 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Ngoài việc phát triển về số lượng, sản phẩm bảo hiểm được phát triển theo hướng ngày càng đa dạng và linh hoạt, thực hiện cho tất cả 7 nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, 11 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và 3 nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

Thị trường bảo hiểm mặc dù tăng trưởng cao, ổn định nhưng quy mơ vẫn cịn nhỏ so với tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ đạt mức khoảng 3%, thấp hơn so với mức trung bình của khu vực ASEAN (3,35%); châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%). Vì vậy, trong giai đoạn tới ngành Bảo hiểm cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trị của bảo hiểm; thực hiện đồng bộ thơng qua tăng cường

53

hợp tác với cơ quan quản lý, Hiệp hội bảo hiểm; phấn đấu tổng doanh thu thị trường bảo hiểm đạt tỷ lệ 3,5%đến 4% GDP trong thời giantới.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)