17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.
2.9. Phát triển doanh nghiệp
Với vai trị ngày một quan trọng và khơng thể thay thế của doanh nghiệp, đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao thơng qua việc ban hành nhiều quyết sách quan trọng cụ thể hóa quan điểm thực hiện nghiêm túc, nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp, khơng phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào các lĩnh vực mà pháp luật không cấm; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Luật 04/2017/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 12/6/2017 về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 là hai trong số các chính sách quan trọng về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 5 năm qua.
Giai đoạn 2011-2020, công tác cải cách thủ tục hành chính được cải thiện mạnh mẽ, trên 50% thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh được cắt giảm. Môi trường kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký. Nhiều mơ hình kinh doanh mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, năm 2020 dịch Covid-19 đã tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết khu vực doanh
68
nghiệp. Hàng loạt những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt như: Thiếu hụt nguồn vốn cho SXKD, thị trường cung - cầu trong nước bị thu hẹp, hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ… Trước tình hình đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, ban hành các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm phịng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.