Tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 53 - 54)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.6.2. Tăng trưởng tín dụng

Trong giai đoạn 2016-2019, tín dụng được kiểm sốt theo mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo cho nền kinh tế duy trì tăng trưởng ở mức cao. Điều này cho thấy các giải pháp chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đi đúng hướng, đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an tồn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế và phù hợp với mục tiêu kiểm sốt lạm phát. Theo đó, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,25%; năm 2017 đạt 18,28%; năm 2018 đạt 13,89% và năm 2019 đạt 13,65%. Bình qn giai đoạn 2016- 2019, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16%/năm, cao hơn tốc độ 15,14%/năm của giai đoạn 2011- 2015. Như vậy, tốc độ bơm vốn ngân hàng ra nền kinh tế không cao hơn nhiều so với giai đoạn trước nhưng tăng trưởng GDP tiếp tục được duy trì và đạt mức cao hơn (6,78%/năm) so với tốc độ tăng GDP của giai đoạn 2011-2015 (5,91%/năm). Không những vậy, vốn ngân hàng đã chảy vào khu vực sản xuất, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng thực chất và bền vững hơn so với chảy vào các lĩnh vực dễ gây bong bóng như bất động sản, thị trường chứng khốn, cổ phiếu.

54

Riêng năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, cầu tín dụng ở mức thấp nên tín dụng không đạt mức tăng trưởng cao như các năm trước. Tính đến thời điểm 21/12/2020, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,14%). Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển hướng theo hướng tích cực tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các dự án lớn, trọng tâm trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)