III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
3.1.2. Sản xuất lâm nghiệp
Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ mơi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nơng thơn mới, bảo đảm an ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội là mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.
Sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra: Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống kiểm sốt và chứng nhận nguồn gốc lơ cây; diện tích rừng gỗ lớn; diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC; sản lượng gỗ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; thu dịch vụ môi trường rừng; tỷ lệ che phủ rừng. Các chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững cộng với chủ trương cơ cấu lại lâm nghiệp đã được thực hiện hiệu quả, rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, rừng trồng chuyển theo hướng đa chức năng và phát triển trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ, năng suất, chất lượng và giá trịtừng loại rừng đã được nâng cao; độ che phủ rừng liên tục tăng và hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng bình quân là 5,6%.
Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm, từ 40,8% năm 2015 lên 41,9% năm 2019 và ước tính đạt 42% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 0,2%/năm. Diện tích rừng trồng mới tập trung giai đoạn 2016-2020 ước tính đạt 1.381,6 nghìn ha, bình qn 276,3 nghìn ha/năm. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng 33,9% trong vòng 5 năm qua, từ 12,6 triệu m3 năm 2016 lên 16,9 triệu m3 năm 2020. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững và đã dừng khai thác từ năm 2014. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp chế biến gỗ gặp khó
81
khăn bởi nhiều đơn hàng xuất khẩu gỗ bị hủy hoặc chậm thanh toán nên giảm thu mua gỗ nguyên liệu, dẫn đến chuỗi cung ứng gỗ bị giảm.
Cơng tác bảo vệ và phịng chống cháy rừng đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tăng cường kiểm tra, đơn đốc phịng cháy chữa cháy tại những địa phương có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Năm 2020diện tích rừng bị thiệt hại cả nước 1.464,3 ha, giảm 45,6% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 645,3 ha, giảm 67,8%; diện tích rừng bị chặt, phá là 819 ha, tăng 19,4%. Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng nêu trên, ngành lâm nghiệp hiện tại vẫn còn những tồn tại, bất cập cần tiếp tục xử lý, khắc phục:
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch lâm nghiệp còn hạn chế, bất cập; diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của một số trạng thái rừng tự nhiên còn bị giảm hoặc tăng chậm. Chất lượng rừng tự nhiên thấp, có đến 60 - 70% là rừng nghèo, tăng trưởng chưa bền vững. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu tương ứng với nhiệm vụ được giao; quỹ đất trồng rừng của các địa phương tiếp tục bị thu hẹp, phân bổ phân tán, địa bàn xa, chi phí vận chuyển vật tư, giống cây trồng trong trồng rừng cao; mặt khác, hạn hán, nắng nóng kéo dài gây áp lực lớn trong phịng chống cháy rừng; nạn phá rừng, khai thác trái phép rừng và động vật hoang dã ngày càng tinh vi với quy mô lớn xảy ra ở nhiều địa phương, trong khi lực lượng kiểm lâm còn mỏng.
- Sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả. Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản chưa tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm gỗ tương ứng với tiềm năng thế mạnh của Việt Nam.