Kết quả sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 91 - 98)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.2.3. Kết quả sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu

Phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 được Chính phủ, lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, đưa nước ta cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Trong 4 năm 2016-2019, sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 7,4%; năm 2017 tăng 11,3%; năm 2018 tăng 10,1%; năm 2019 tăng 9,1%; bình quân giai đoạn 2016-2019 IIP tăng 9,5%/năm.

92

Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020

%

Toàn ngành

cơng nghiệp Khai Chia ra

khống

Chế biến,

chế tạo Sản xuất và phân phối điện

Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác

thải, nước thải

2016 107,4 93,2 111,3 111,5 108,0 2017 111,3 95,9 114,7 109,6 107,1 2017 111,3 95,9 114,7 109,6 107,1 2018 110,1 97,8 112,2 110,0 106,4 2019 109,1 100,9 110,4 108,5 106,1 2020 103,3 92,5 104,8 103,1 104,2 BQ 2012-2015 107,2 103,4 108,0 110,9 107,7 BQ 2016-2020 108,2 96,0 110,6 108,5 106,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới sản xuất công nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, thu hẹp thịtrường xuất, nhập khẩu nên IIP chỉtăng 3,3% và là mức tăng thấp nhất kể từnăm 2012. Bình quân giai đoạn 2016-2020, IIP ngành công nghiệp tăng 8,2%/năm, cao hơn mức tăng 7,2%/năm của giai đoạn 2012-2015. Trong đó, IIP ngành khai khoáng giảm 4%/năm; chế biến, chế tạo tăng 10,6%/năm; sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%/năm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%/năm.

Đóng góp vào tăng trưởng tích cực của ngành cơng nghiệp trong giai đoạn này là các ngành trọng điểm có mức tăng IIP cao, cụ thể:

- Ngành sản xuất kim loại duy trì đà tăng trưởng cao với mức tăng bình quân 21,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020, trong đó năm 2016 tăng 17,9%; năm 2017 tăng 22,1%; năm 2018 tăng 25%; năm 2019 tăng 28,7% và năm 2020 tăng 14,3%. Một số tập đồn/cơng ty sản xuất đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng của ngành sản xuất kim loại như Tập đoàn Formosa đi vào sản xuất năm 2017 và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong năm 2018; Tập đồn Hịa Phát

93

đưa vào hoạt động dự án thép cán khoảng 600 nghìn tấn trong tháng 8/2018; Tập đồn Hoa Sen đưa thiết bị dây chuyền cán nguội, mạ kẽm/lạnh, mạ màu vào hoạt động với cơng suất 350 nghìn tấn; cơng ty Tung Ho đưa vào dây chuyền sản xuất công suất 600 nghìn tấn thép xây dựng trong 6 tháng cuối năm 2018. Năm 2019, sản lượng sản xuất sắt thép thô gấp 3,4 lần so với năm 2016; thép cán, thép hình tăng gấp 1,5 lần.

- Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học: Là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành công nghiệp và phát triển bứt phá mạnh mẽtrong 10 năm trở lại đây từ kết quả của quá trình hội nhập và gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù IIP ngành Điện tử đạt mức tăng cao nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các năm: Năm 2016 tăng 12,5%; năm 2017 tăng 35,2%; năm 2018 tăng 10,7%; năm 2019 tăng 1,8%; năm 2020 tăng 12%, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 13,9%/năm. Năm 2020, xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện tăng 22,8% so với năm trước chủ yếu do doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và xuất khẩu nhờ làm chủ được công nghệ, đưa Việt Nam dần trở thành công xưởng sản xuất và lắp ráp linh kiện cho các sản phẩm điện tử của nhiều hãng lớn trên thế giới như Samsung, LG, Canon, Toshiba...

- Công nghiệp sản xuất đồ uống phát triển với tốc độ nhanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Bình qn giai đoạn 2016-2020, IIP ngành sản xuất đồ uống tăng 5,8%/năm; trong đó năm 2016 tăng 10,4%; năm 2017 tăng 6,1%; năm 2018 tăng 7,9%; năm 2019 tăng 10,5%; riêng năm 2020 giảm 5,1% do tác động kép của dịch Covid-19 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã tác động gián tiếp đến ngành sản xuất đồ uống có cồn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nội địa có năng lực cạnh tranh cao, dẫn đầu thị trường về sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty cổ phần sữa TH True Milk, công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood… Tuy nhiên, đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn nhiều khó khăn với rào cản kỹ thuật từ thị trường, khối lượng hàng hóa nhỏ, chi phí logistics cao làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa. Ngồi ra, những thay đổi trong hành vi của

94

người tiêu dùng và tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới.

- Ngành công nghiệp Dệt may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực, tốc độ tăng IIP ngành Dệt bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 12,5%/năm, trong đó năm 2016 tăng 16,9%; năm 2017 tăng 9,8%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%. Ngành sản xuất trang phục là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, những năm qua luôn phát triển mạnh mẽ và nỗ lực để tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, IIP của ngành này tăng 8,8%/năm, trong đó năm 2018 đạt tốc độtăng cao nhất 10,9%. Một sốthương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành trang phục Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Năm 2020, ngành Dệt may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài nhất của dịch Covid-19. Chỉ số IIP ngành Dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do dịch Covid-19 làm thu hẹp thịtrường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới tập trung vào các đồ dùng thiết yếu như khẩu trang, quần áo bảo hộ để phòng chống dịch. Điều này khiến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới. Bình quân giai đoạn 2016-2020 ngành Dệt tăng 9,8%/năm, ngành sản xuất trang phục tăng 5,9%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân 14,5%/năm và 8,8%/năm của giai đoạn 2012-2015.

- Ngành Hóa chất: Là ngành cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và tiêu dùng như phân bón, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa… Sản xuất của ngành Hóa chất hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các công ty Nhà nước thuộc Tập đồn Hóa chất Việt Nam. Bên cạnh đó, trong xu hướng mở cửa thị trường, sự tham gia của khu vực FDI ngày càng tăng với các dự án đầu tư lớn như Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với sức chứa 240.000 tấn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long

95

Sơn do Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tưước tính là 5,4 tỷUSD để sản xuất các sản phẩm PP, PE; Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm với các loại sản phẩm LPG, xăng 92/95, diesel, Jet A1, sản phẩm hóa dầu Benzen, P- Xylene, nhựa Polypropylen và lưu huỳnh có tổng mức đầu tư trên 9 tỷ USD… Trong 5 năm 2016-2020, ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng bình qn 5,8%/năm, trong đó năm 2016 tăng 1,4%; năm 2017 tăng 6,2%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng 6,4% và năm 2020 tăng 6,7%.

- Ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu đạt mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2016-2020, cung cấp nhiều sản phẩm hóa dược để góp phần phịng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm 2016 chỉ số IIP ngành dược tăng 2,7%; năm 2017 tăng 8,1%; năm 2018 tăng 19,5%; năm 2019 giảm 2,3%. Riêng năm 2020 đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 với 21,8% do đây là năm phải tiêu dùng nhiều sản phẩm của ngành Dược để phòng chống và cứu chữa bệnh nhân mắc các bệnh lý do dịch Covid-19. Tính chung tốc độ tăng IIP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,6%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân 5,5%/năm của giai đoạn 2011-2015.

- Cơng nghiệp sản xuất và phân phối điện có tốc độ tăng trưởng ngày càng ổn định do nhu cầu mở rộng sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Trong giai đoạn vừa qua, ngành điện mà chủ yếu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Chỉ số IIP của ngành Điện giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 8,5%/năm, trong đó năm 2016 tăng 11,5%; năm 2017 tăng 9,6%; năm 2018 tăng 10%; năm 2019 tăng 8,5%; năm 2020 tăng thấp nhất giai đoạn với 3,1%. Trong giai đoạn này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Điện được nâng cao nhờ thực hiện tái cơ cấu ngành Điện. Theo đó, hoạt động của ngành Điện được chuyển đổi theo cơ chế thị trường, tăng cường tính cơng khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh. Ngồi ra, các ngành cơng nghiệp năng lượng khác ngày càng phát triển, nhiều dự án nguồn điện bao gồm cả điện than, điện khí, thủy điện, điện gió đã

96

được khởi công xây dựng và đi vào khai thác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thịtrường.

- Ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải duy trì tốc độ tăng IIP nhưng với mức tăng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2016-2020: Năm 2016 tăng 8%; năm 2017 tăng 7,1%; năm 2018 tăng 6,4%; năm 2019 tăng 6,1% và năm 2020 tăng 4,2%; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 6,4%/năm. Nhu cầu nước sạch đang gia tăng trong bối cảnh tốc độ đơ thị hóa nhanh, ngành cấp nước, xử lý rác thải, nước thải là ngành tiện ích thiết yếu, với có tính ổn định cao. Hiện nay, nước ta đang hướng đến các mục tiêu tỷ lệ tiếp cận nước sạch tập trung ở khu vực thành thị là 100% với tiêu chuẩn tiêu thụ 120 lít/người/ngày, trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận nước sạch an tồn ở khu vực nơng thơn chỉ đạt 75%. Đó là cơ hội cũng như dư địa lớn cho tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành cấp nước trong thời gian tới.

- Ngành Khai khoáng: Trong thời gian qua ngành cơng nghiệp Khai khống đã có nhiều đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước tạo nguồn lực để phát triển quốc gia. Tuy nhiên tăng trưởng của ngành Khai khống liên tục giảm do chính sách hạn chế khai thác dầu thô, khai thác than nhằm giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào các nguồn tài ngun khống sản. Tính chung giai đoạn 2016-2020, chỉ số sản xuất cơng nghiệp ngành khai khống giảm bình qn 4%/năm, trong đó năm 2016 giảm 6,8%; năm 2017 giảm 4,1%; năm 2018 giảm 2,2%; năm 2019 tăng 0,9%; năm 2020 giảm 7,5%. Sự sụt giảm này ảnh hưởng đáng kể tới tốc độtăng của ngành công nghiệp trong giai đoạn 5 năm vừa qua, nhưng đã cho thấy sựxác định lại mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, khống sản.

3.2.4. Một số sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu

Trong những năm vừa qua, ngành Công nghiệp Việt Nam đã sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều sản phẩm cơng nghiệp mới và chủ lực xuất hiện, đó là những sản phẩm có sức mạnh, có khả năng lan tỏa và đóng góp lớn cho

97

q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mũi nhọn là những doanh nghiệp dẫn đầu ngành Công nghiệp, luôn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2020, một số sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng khá như: Ti vi lắp ráp năm 2020 đạt 18,2 triệu cái, gấp 1,7 lần năm 2016, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 27%/năm; máy giặt dùng trong gia đình đạt 3.297,3 nghìn cái, gấp 1,6 lần và tăng 20,7%/năm; quặng đồng và tinh quặng đồng đạt 115,7 nghìn tấn, gấp 2,4 lần và tăng 18,7%/năm; quặng sắt và tinh quặng sắt đạt 5.238,7 nghìn tấn, gấp 1,7 lần và tăng 14,2%/năm; phốt pho vàng đạt 126,7 nghìn tấn, gấp 1,5 lần và tăng 13%/năm; thuốc trừ sâu đạt 169,4 nghìn tấn, gấp 1,6 lần và tăng 11,1%/năm; xi măng đạt hơn 109 triệu tấn, gấp 1,5 lần và tăng 10%/năm; điện phát ra đạt 232,3 tỷ kwh, gấp 1,3 lần và tăng 8%/năm; nước máy thương phẩm đạt 2.992,2 triệu m3, gấp 1,2 lần và tăng 6,3%/năm; xe mô tô, xe máy lắp ráp đạt 4,392 nghìn cái, gấp 1,2 lần và tăng 5,1%/năm; than sạch đạt 48,4 triệu tấn, gấp 1,2 lần và tăng 3%/năm.

Tuy nhiên, một số sản phẩm cơng nghiệp có tốc độ tăng thấp hoặc giảm là: Phân hóa học đạt 4.097,5 nghìn tấn, gấp 1,2 lần năm 2016, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 1,9%/năm; điện thoại di động đạt 253,2 triệu cái, gấp 1,3 lần và tăng 1,5%/năm; phân NPK đạt 3.520 nghìn tấn, gấp 1,1 lần và tăng 1,3%/năm; ngói nung đạt 447,5 triệu viên, bằng 0,8 lần và giảm 2,9%/năm; khí tự nhiên ở dạng khí đạt 9.160 triệu m3, bằng 0,9 lần và giảm 3%/năm; máy điều hịa khơng khí đạt 456,6 nghìn cái, bằng 0,7 lần và giảm 3,1%/năm; gạch nung đạt 12.780,8 triệu viên, bằng 0,7 lần và giảm 7,1%/năm; tấm lợp fipro xi-măng đạt 38,4 triệu m2, bằng 0,6 lần và giảm 7,2%/năm; dầu thô khai thác đạt 11.470 nghìn tấn, bằng 0,6 lần và giảm 9,4%/năm; điện thoại cố định đạt 1.550,9 nghìn cái, chỉ bằng 0,3 lần và giảm 23,4%/năm.

98

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)