Hoạt động thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 145 - 147)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.

4.4.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền

Hoạt động thông tin tuyên truyền giai đoạn 2016-2020 tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính chun nghiệp ngày càng được nâng cao, thơng tin kịp thời các hoạt động chính trị - xã hội, tình hình đất nước và đời sống nhân dân. Hệ thống thông tin cơ sở được củng cố xuyên suốt từ Trung ương tới cấp xã. Các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực báo chí được hồn thiện với việc ban hành Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn. Hoạt động thư viện có nhiều đổi mới, chủ động, sáng tạo, triển khai các dịch vụ mới, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ từ xa, dịch vụ trực tuyến nhằm đảm bảo duy trì việc cung cấp thơng tin cho người dân, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, các thưviện chủ yếu cung ứng các dịch vụ thông qua không gian mạng với nhiều cách làm sáng tạo nhằm thu hút độc giả sử dụng các dịch vụ của thư viện.

Triển khai đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” để đáp ứng được yêu cầu mới đồng thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thư viện ở địa phương. Các văn bản pháp lý Nhà nước trong lĩnh vực thư viện đã bám sát thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý hoạt động thư viện, phục vụ kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Mạng lưới thư viện tiếp tục được duy trì và phát triển, nhất là hệ thống thư viện cơ sở.

Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện và xây dựng mới cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin của thư viện đã được các địa phương quan tâm. Chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện đang từng bước được cải thiện. Các thư viện đại học, cao đẳng cũng có nhiều nỗ lực trong việc phục vụ, đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy, học và nghiên cứu trong giáo dục đại học.

146

Năm 2019, công tác quản lý nhà nước vềthư viện đã triển khai được nhiều nội dung hiệu quả, tích cực cho sự phát triển thư viện Việt Nam. Đặc biệt là Dự án Luật Thư viện đã được Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 8; Cuộc thi Đại sứVăn hóa đọc năm 2019 được tổ chức lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc đã thu hút hơn 536.000 bài dự thi trong cả nước, góp phần khơi dậy, lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế, từ đó việc ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực thư viện được thực hiện kịp thời.

Công tác luân chuyển và phục vụ lưu động ngoài thư viện đã được đẩy mạnh, số lượng độc giả đến với thư viện và số lượng đầu sách và văn hóa phẩm khác tăng lên rõ rệt. Năm 2019, cả nước xuất bản 38,1 nghìn đầu sách với 426,9 triệu bản, tăng 12,3% về đầu sách và tăng 14,8% về bản sách so với năm 2018; so với năm 2016, tăng 26,6% về đầu sách và tăng 27,7% về bản sách. Bên cạnh đó, trong năm 2019 cịn xuất bản 43,5 triệu bản văn hóa phẩm khác, tăng 1,2% so với năm 2018 và tăng 48,8% so với năm 2016.

Số tịa soạn báo và tạp chí của cả nước trong giai đoạn 2016-2019 có xu hướng giảm, năm 2019 là 850 đơn vị, giảm 2,1% so với năm 2018 và giảm 3,2% so với năm 2016.

Để ngành Xuất bản hoạt động có hiệu quả và phát huy hơn nữa vai trị của mình đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng định hướng tư tưởng trong hoạt động xuất bản, cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất bản; tiếp tục rà sốt, bổ sung, hồn thiện cơ chế quản lý, quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ chun mơn; tăng cường tính cơng khai, minh bạch, phát huy dân chủ, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm củatừng vị trí cơng tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; triển khai đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản của Nhà nước. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện.

147

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)