Thương mại và dịch vụ quốc tế

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 110 - 118)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

23 Chỉ tính riêng trong năm 2017, đã có 13 dự án trong nhóm ngành này được cấp phép đầu tư, trong đó một số dự án có quy mô hàng tỷ USD như nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (vốn đầu tư 2,79 tỷ

3.4.2. Thương mại và dịch vụ quốc tế

Giai đoạn 2016-2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Chỉ đến năm 2017, kinh tế thế giới mới bắt đầu phục hồi, thương mại tồn cầu có những diễn biến tích cực mặc dù vẫn đối diện với nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro do xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng.

Xung đột thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 và diễn biến leo thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại tồn cầu, trong đó Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao cũng chịu nhiều tác động. Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và hiện vẫn chưa được kiểm soát, đã tác động nặngnề đến kinh tế, thương mại tồn cầu.

Tình hình trong nước trong giai đoạn 2016-2020 có những thuận lợi cơ bản: Sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mơ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hội nhập quốc tế sâu rộng có tác động tạo ra sự cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất.

Ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ (năm 2016), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nguồn lực phát triển trong tồn xã

111

hội trên tinh thần của một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, với những quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo mơi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thơng thống; cùng với đó là sự nỗ lực của các Bộ, ngành trong việc triển khai tích cực và đồng bộ các giải pháp và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của tồn dân và doanh nghiệp.

Do vậy hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu đi liền với kiềm chế nhập siêu đạt hiệu quả cao.

Với quy mô thương mại ngày càng lớn, tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình qn hằng năm thời kỳ 2016-2020 vẫn duy trì ở mức cao bất chấp kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng từ 174,6 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 288,9 tỷ USD năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 251,1 tỷ USD/năm, gấp 1,5 lần so với mức 141,9 tỷ USD/năm giai đoạn 2011- 2015, đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 247,7 tỷ USD/năm. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 10,6% cao hơn tăng trưởng nhập khẩu bình quân 1,6 điểm % (9,0%).

Kim ngch xut, nhp khu hàng hóa và dch v

bình quân giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020

2011-2015 2016-2020 Kim ngạch Kim ngạch BQ năm (Tỷ USD) Tăng trưởng BQ (%) Kim ngạch BQ năm (Tỷ USD) Tăng trưởng BQ (%) Tổng kim ngạch 2 chiều 288,9 15,4 498,8 9,8 Xuất khẩu 141,9 17,0 251,1 10,6 Nhập khẩu 147,0 14,0 247,7 9,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê

112

a) Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tăng từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên 545,4 tỷ USD năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2016-2020 ước đạt 464,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này ước đạt 10,7%/năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hố tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 282,7 tỉ USD năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2016-2020 đạt 236,5 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân đạt 11,8%/năm. Nhập khẩu hàng hóa tăng từ 165,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 262,7 tỷ USD năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2016-2020 đạt 228,4 tỷ USD, tăng trưởng bình qn nhập khẩu hàng hóa giai đoạn này đạt 9,6%/năm.

Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP ngày càng gia tăng, giai đoạn 2016- 2020 ước khoảng gần 100%, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015 (khoảng 78%), thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế. Xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng khá nhanh từ 1.461 USD/người giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 2.479 USD/người giai đoạn 2016-2020. Trong vịng 5 năm xuất khẩu bình qn đầu người tăng từ 1.894 USD/người năm 2016 lên khoảng 2.897 USD/người vào năm 2020.

Hội nhập kinh tế đã thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn là khu vực tận dụng tốt hơn ưu thế của hội nhập quốc tế. Xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) luôn đạt mức tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn với 72,34% so với tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2020. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2016-2020 của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12.32%/năm, cao hơn mức tăng chung 11,77%/năm của xuất khẩu. Ngồi ra, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln ở trạng thái xuất siêu và có xu hướng tăng mạnh qua các năm, trong khi cán cân thương mại của các doanh nghiệp trong nước luôn nhập siêu ở mức cao.

Về mặt hàng xuất khẩu, nếu như năm 2016 có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 89,1% tổng kim ngạch thì năm 2020 có 32

113

mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch. Trong đó, chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp như: Điện thoại và linh kiện (chiếm 18,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (chiếm 15,8%); hàng dệt may (chiếm 10,5%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng thủy sản.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu theo đó cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản tăng dần, từ 46,2% năm 2016 lên 50,8% năm 2019 do xuất khẩu nhóm hàng cơng nghiệp nặng tăng mặc dù nhóm hàng khống sản có xu hướng giảm. Nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp giảm từ 39,9% năm 2016 xuống 38,5% năm 2019. Nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản giảm từ 13,9% năm 2016 xuống còn 10,7% năm 2019.

Xét theo mức độ chế biến, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể, gia tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến hoặc đã tinh chế, giảm tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế. Năm 2016 tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế chiếm 17,2% thì đến năm 2019 với sự phát triển mạnh của các mặt hàng gia công, lắp ráp, tỷ trọng nhóm hàng này giảm xuống mức 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế ngày càng gia tăng và chiếm đến 86%.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn tập trung vào các bạn hàng truyền thống trong khu vực châu Á như các nước thuộc khối ASEAN (9,5%), Trung Quốc (16%), Nhật Bản (7,6%), Hàn Quốc (7%). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (Hoa Kỳ chiếm 22,5%, EU chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

Về nhập khẩu, bình qn 5 năm giai đoạn 2016-2020 ước tính tốc độ tăng kim ngạch bình qn đạt 9,6%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ước tính tăng 11,7%/năm, cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với tăng trưởng chung về nhập khẩu; khu vực kinh tế trong nước tăng 6,5%/năm, thấp hơn 3,2 điểm phần trăm so với mức tăng chung về nhập khẩu.

Về mặt hàng nhập khẩu, nếu như năm 2016 có 29 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch thì năm 2020 ước tính có 36 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm khoảng 90,7%

114

tổng kim ngạch. Trong đó chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và gia công như: Điện tử, máy tính và linh kiện (chiếm 24,4%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (chiếm 14,2%); điện thoại và linh kiện (chiếm 6,3%); vải; chất dẻo; sắt thép.

Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016-2020 có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 9,6% năm 2016 lên 10,8% năm 2019 (riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ước tính chỉ chiếm 6,4%); tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm từ 90,3% xuống 89,1% năm 2019 (năm 2020 ước tính chiếm 93,6%).

Về thị trường, nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 nhiều nhất vẫn thuộc về các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt thị trường Trung Quốc ln đứng ở vị trí dẫn đầu với tỷ trọng chiếm khoảng 29,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là các thị trường như Hàn Quốc (19,3%), khu vực ASEAN (12,8%), Nhật Bản (8%) và Đài Loan (6%). Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các thị trường đều tăng chậm lại, nhập khẩu từ thị trường ASEAN giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 4,8%/năm, từ EU tăng 6,8%/năm, tăng trưởng bình quân nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 11,2%/năm, từ Hàn Quốc tăng 14,3%/năm.

Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2016-2020 liên tục xuất siêu từ 1,6 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 20 tỷ USD năm 2020 và đây được coi là thành tích nổi bật trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn này (giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ nhập siêu tương đương 1,6% kim ngạch xuất khẩu).

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2020. Trung Quốc luôn đứng đầutrong quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều với Việt Nam với tổng mức lưu chuyển ngoại thương đạt 133,1 tỷ USD năm 2020; nhập siêu từ thị trường Trung Quốc năm 2020 đạt 35,3 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay. Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với 90,8 tỷ USD về thương mại hai chiều, tăng 19,8% (15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019; xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ đạt giá trị cao nhất với 63,4 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong khi nhập khẩu

115

giảm đã kéo xuất siêu từ thị trường này tăng 35,1% (16,5 tỷ USD). Hàn Quốc là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng ở vị trí thứ 3 với 66 tỷ USD, giảm 1,2% (790 triệu USD); nhập siêu từ thị trường đạt 27,8 tỷ USD tăng 1,8%. Thị trường ASEAN có tổng mức lưu chuyển ngoại thương đạt 53,1 tỷ USD, giảm 7,7%; nhập siêu từ thị trường này đạt 6,9 tỷ USD, giảm 0,6%. Thị trường EU có kim ngạch 2 chiều ước đạt 49,3 tỷ USD, giảm 1%; Xuất siêu sang thị trường EU đạt giá trị 20,3 tỷ USD, giảm 6,8%. Nhật Bản có kim ngạch hai chiều ước đạt 39,7 tỷ USD giảm 0,4%; Nhập siêu sang thị trường Nhật Bản ước đạt 1,3 tỷ USD.

b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Đối với thương mại dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2020 ước đạt 24,6 tỷ USD, giảm so với những năm trước trong giai đoạn 2016-2020 do bị tác động của dịch Covid ảnh hưởng mạnh đến ngành du lịch và vận tải. Tốc độ tăng xuất nhập khẩu dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm 3,6%/năm. Trong đó xuất khẩu dịch vụ ước giảm mạnh vào năm 2020 đạt 6,3 tỷ USD dẫn đến tốc độ tăng bình quân xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 giảm 12,9%/năm. Nhập khẩu dịch vụ ước đạt 18,3 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng bình quân nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 tăng 1,6%/năm.

Cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu và trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Tốc độ tăng xuất khẩu dịch vụ bình quân năm giai đoạn 2016-2019 ước tính đạt 12,2%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (8,5%); năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh tới 68,4%. Tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ bình quân 4 năm 2016-2019 đạt 6%/năm; năm 2020 giảm 14,5%. Nhập siêu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 ở mức 23,5 tỷ USD, tương đương 32,1% tổng kim ngạch dịch vụ xuất khẩu, trong đó riêng năm 2020 nhập siêu dịch vụ ước đạt 12 tỷ USD.

Như vậy, mặc dù cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã chuyển sang xuất siêu nhưng cán cân dịch vụ vẫn ln ở trạng thái nhập siêu nhưng có xu hướng giảm (ngoại trừ năm 2020). Đây là thách thức cho việc cải thiện cán cân thương mại dịch vụ củanước ta trong những năm tới.

116

Trong giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ với 57,2%; dịch vụ vận tải chiếm 20,2%, các dịch vụ khác như tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu dịch vụ, dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 44% do hàng hóa nhập khẩu của ta hầu hết được ký với giá CIF; nhập khẩu dịch vụ du lịch cũng ngày càng tăng do đời sống của một bộ phận người dân được nâng lên, xu hướng đi du lịch nước ngoài tăng, đồng thời nhu cầu khám chữa bệnh ở nước ngoài cũng nhiều hơn, tỷ trọng dịch vụ du lịch chiếm 26,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ.

3.5. Du lịch

Trong những năm vừa qua, ngành du lịch đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những kết quả tích cực, rất đáng khích lệ. Hạ tầng du lịch được quan tâm, đầu tư; loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú và đa dạng, chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch cao cấp; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước ngày càng bài bản và hiệu quả. Các doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được những thương hiệu có uy tín ở trong nước và ngồi nước. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt cộng đồng quốc tế, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tơn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới.

Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2019 đạt 56,4 triệu lượt khách, tăng 55,3% so với giai đoạn 2011-2015, chủ yếu là khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không (chiếm 81,6%). Tốc độ tăng số lượt khách quốc tế bình quân hằng năm thời kỳ này đạt 22,7%, trong đó tốc độ tăng của năm 2017 đạt cao nhất (29,1%); năm 2019 có số lượt khách quốc tế vào Việt Nam nhiều nhất (18 triệu lượt người). Theo dự báo từ cuối năm 2019, lượng khách khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 có thể sẽ đạt con số 20 triệu lượt khách. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam chỉ đón được 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến, tương đương với số lượt khách của năm 2006. Việc sụt giảm này đã kéo theo sự sụt giảm của cả giai đoạn 2016-

117

2020, số lượng khách quốc tế đến nước ta bình quân giai đoạn này giảm 13,5%/năm, trong đó năm 2020 giảm 78,7%.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách, chi tiêu của khách du lịch cũng có những cải thiện tích cực trong những năm vừa qua. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch nội địa đã tăng từ 977,7 nghìn đồng năm 2011 lên 1.272,4 nghìn đồng năm 2017 và 1.122,8 nghìn đồng năm 2019. Chi tiêu bình quân 1 ngày của 1 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của 3 năm tương ứng lần lượt là 105,7 USD; 96 USD và 117,8 USD.

Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng nhanh đã góp phần tăng doanh thu cho các cơ sở lưu trú và lữ hành. Doanh thu của các cơ sở lưu trú năm

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)