29
sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Trong đó, một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm6 đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm qua liên tục tăng cao. Tính chung 5 năm 2016- 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 21.887 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,4%, bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 16.664,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và bình quân mỗi năm tăng 10,7%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 2.559,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% và tăng 5%; du lịch lữ hành và dịch vụ khác đạt 2.663,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,7%. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt nhiều kết quả quan trọng, năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,3%, tương ứng tăng 27,4 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2019. Tính chung giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình qn 11,8%/năm; nhập khẩu hàng hóa tăng bình qn 9,6%/năm.
Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động cả nước giảm mạnh, từ 41,6% năm 2016 xuống còn 33,1% năm 2020, giảm 8,5 điểm phần trăm so với năm 2016 (đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng dưới 40%). Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, năm 2016 chiếm 25,2% lao động cả nước, đến năm 2020 chiếm 30,8%, tăng 5,6 điểm phần trăm so với năm 2016 (đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 25%-30%). Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất từ 33,3% năm 2016 lên 36,1% trong năm 2020, tăng 2,9 điểm phần trăm.
Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 được bảo đảm, góp phần củng cố nền tảng vĩ mơ, tạo nguồn lực cho phát triển. Ước tính tổng thu ngân sách 5 năm 2016-2020 đạt 6.915 nghìn tỷđồng, gấp 1,6 lần giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP có xu