Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 74 - 80)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.1.1. Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2016-2020, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích khơng ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 97,1 triệu đồng/ha năm 2019. Ngành trồng trọt tiếp tục triển khaicó hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi theo kế hoạch diện tích đất lúa kém hiệu quả và chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa hằng nămkhông cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quảhoặc kết hợp ni trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn.Ngồi ra do nhu cầu sử dụng đất trong quá trình xây dựng cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa mà diện tích gieo cấy lúa giảm.

Năm 2016, diện tích gieo cấy lúa cả nước đạt 7.737,1 nghìn ha thì năm 2020 diện tích lúa gieo cấy ước tính đạt 7.277,8 nghìn ha (chiếm 88,5% tổng diện tích cây lương thực), giảm 5,9% so với năm 2016 và giảm 7% so với năm 2015. Bình qn giai đoạn 2016-2020, diện tích cây lương thực có hạt giảm 1,8%/năm, trong đó diện tích lúa giảm 1,4%/năm.

Do diện tích gieo cấy lúa giảm nên sản lượng lúa giảm. Năm 2016, sản lượng lương thực có hạt 48,42 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 43,16 triệu tấn, đến năm 2020, sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 47,29 triệu tấn, trong đó lúa đạt 42,69 triệu tấn, giảm 5,3% so với năm 2015. Tính chung giai đoạn 2016-2020, sản lượng lương thực có hạt đạt 240,7 triệu tấn, giảm 2,1% so

75

với sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2011-2015, bình qn mỗi năm giảm 1,3%, trong đó sản lượng lúa đạt 216,1 triệu tấn, bình quân giảm 1,1%/năm; sản lượng ngơ đạt 24,6 triệu tấn, bình qn giảm 2,8%/năm. Như vậy, sản lượng lương thực có hạt khơng đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 là đến năm 2020 đạt 49,2 triệu tấn (trong đó ngơ 6,6 triệu tấn).

Mặc dù diện tích gieo cấy lúa giảm nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, gieo cấy loại giống lúa chất lượng cao thay thế giống lúa truyền thống nên năng suất lúa tăng trong những năm gần đây. Năng suất lúa năm 2016 đạt 55,8 tạ/ha, giảm 3,1% so với năm 2015 thì đến năm 2020 ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 2% so với năm 2015.

Trong khi diện tích lúa và cây cơng nghiệp hằng năm có xu hướng giảm thì diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả. Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm khơng ổn định qua các năm do biến động giá và một phần diện tích già cỗi cần phải trồng tái canh. Đến năm 2020, diện tích trồng cây cao su đạt 926 nghìn ha, giảm 59,6 nghìn ha so với năm 2015; cà phê đạt 695,5 nghìn ha, tăng 52,2 nghìn ha; diện tích hồ tiêu tăng mạnh vào các năm 2017, 2018, cao nhất đạt trên 150 nghìn ha, sau đó do giá giảm và không ổn định nên đến năm 2020 cịn 131,8 nghìn ha, tăng 30,2 nghìn ha; cây điều đạt 302,5 nghìn ha, tăng 12,1 nghìn ha; chè đạt 124 nghìn ha, giảm 9,6 nghìn ha. Năm 2020, diện tích cây ăn quả ước tính đạt 1,13 triệu ha, tăng 309,4 nghìn ha so với năm 2015, bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 tăng 61,9 nghìn ha. Tính chung 5 năm 2016- 2020, diện tích trồng cây lâu năm tăng bình quân 2,1%/năm nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 2,7%/năm của giai đoạn 2011-2015, trong đó cây cơng nghiệp tăng 0,2%/năm, cây ăn quả tăng 6,6%/năm. Trong lĩnh vực trồng trọt, chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, điều đó thể hiện ở việc giảm diện tích cây trồng hằng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán hoặc nhiễm mặn sang trồng cây ăn quả, loại bỏ những cây trồng lâu năm đã già cỗi để tập trung vào cây cho năng suất cao. Năm 2015, diện tích cây hằng năm chiếm 78,3% tổng diện tích cây trồng các loại, cây lâu năm chiếm 21,7%, trong đó cây ăn quả chiếm 5,5% thì đến năm 2020 diện tích cây hằng năm giảm

76

xuống cịn 75,1% và diện tích cây lâu năm tăng lên là 24,9%, trong đó cây ăn quả đạt 7,8%. Đối với cây lúa, mặc dù giảm diện tích gieo cấy nhưng sử dụng giống lúa xác nhận kèm quy trình canh tác đa dạng, thích nghi với điều kiện thời tiết nên cho năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Sản phẩm cây ăn quả không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà cịn vươn ra thị trường nước ngồi chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Ôt-xtrây-lia, Niu-di-lân.

Nhờ chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư trang trại hiện đại, giống năng suất cao, cho nên năng suất và chi phí sản xuất chăn ni được cải thiện đáng kể. Ngành chăn ni có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng, từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn ni gia trại, trang trại, chăn ni hộ theo hình thức cơng nghiệp quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến; khuyến khích chăn ni theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng chăn ni an tồn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp. Đồng thời, chú trọng chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng để liên kết doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Số lượng trang trại từ 29,4 nghìn trang trại năm 2015 lên 32,3 nghìn trang trại năm 2019, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 2,4%/năm.

Chăn ni bị phát triển tương đối ổn định, năm 2020 đàn bị ước tính đạt 6,21 triệu con, tăng 15,7% so với năm 2015; đàn trâu đạt 2,33 triệu con, giảm 7,5% do hiệu quả kinh tế khơng cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp. Bình qn giai đoạn 2016-2020 số lượng bị tăng 3%/năm; trâu giảm 1,5%/năm. Giai đoạn 2016-2020, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với cơn khủng hoảng lớn khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc từ tháng 2/2019, đến tháng 9/2019 dịch đã lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố. Đàn lợn cả nước đang dần được khôi phục sau dịch tả lợn Châu phi, tuy nhiên việc tái đàn tại các địa phương trên cả nước nhìn chung vẫn cịn chậm so với kỳ vọng và đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh so với năm 2015, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất

77

chuồng cũng giảm sâu. Tổng đàn lợn của cảnước năm 2020 là 22,95 triệu con, giảm 17,3% so với năm 2015; bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm 3,7%/năm. Đàn gia cầm cả nước nhìn chung phát triển tốt, khơng có dịch bệnh lớn xảy ra, người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn. Năm 2020 đàn gia cầm ước tính đạt gần 510 triệu con, tăng 49,2% so với năm 2015, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 8,3%/năm. Trong khi tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp, người dân đã chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn nên nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm và trứng tăng mạnh. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm, sản lượng trứng gia cầm có xu hướng tăng cao. Sản lượng trứng tăng qua các năm, năm 2020 ước tính đạt 14.690 triệu quả, tăng 5.815,7 triệu quả so với năm 2015.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2016-2020 ước tính đạt 26,07 triệu tấn, tăng 17,4% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 5,5%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 15,9%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 10,7%; thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 46,8%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2,2%/năm; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 4,4%/năm; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 0,1%/năm; thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 9,9%/năm. Sản lượng sữa tươi tăng qua các năm, giai đoạn 2016-2020 ước tính đạt 4.683,6 triệu lít, bình qn tăng 8,5%/năm.

Để đạt được những kết quả như trên trong bối cảnh khó khăn của năm 2020, ngành chăn ni đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chỉ đạo tái đàn, tăng đàn lợn, đáp ứng đủ nguồn cung con giống cho nhu cầu sản xuất nhằm tăng nguồn cung lợn thịt, góp phần giảm giá sản phẩm và ổn định thị trường. Đồng thời, triển khai chăn ni an tồn sinh học kết hợp với tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,...

Như vậy, 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn tác động nhưng ngành chăn nuôi, đã đạt được những kết quả nhất định và tiếp tục xác định cơ cấu vật nuôi và thứ tự ưu tiên; phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn đã phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn, gia cầm. Các mơ hình chăn ni cơng nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp và

78

phân phối sản phẩm được nhân rộng; thực hiện chuyển giao nhanh cho sản xuất các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về giống, thức ăn, quản lý, môi trường; phổ biến và nhân rộng các mơ hình liên kết trong sản xuất và các chuỗi sản xuất khép kín đang có hiệu quả; hỗ trợ và khuyến khích việc đầu tư các vùng, địa bàn chăn ni sạch, an tồn dịch bệnh và an tồn vệ sinh thực phẩm. Cơng tác kiểm tra, thanh tra chất lượng vật tư và an tồn thực phẩm đối với chăn ni đã được thực hiện quyết liệt, xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng chất cấm, thức ăn kém chất lượng, vệ sinh an toàn trong giết mổ... ; tập trung làm tốt công tác quản lý chất lượng giống; xử lý chất thải chăn nuôi.

Mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng so với mục tiêu đặt ra đối với nơng nghiệp vẫn cịn nhiều tồn tại: Phát triển sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi chưa phổ biến; áp dụng khoa học công nghệ chưa mạnh, chưa tạo được “đột phá” về giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ngành chăn nuôi vẫn cịn nhiều hạn chế và phải đối mặt với khó khăn, vướng mắc như: Dịch bệnh trên vật ni phức tạp và gây ảnh hưởng lớn; định hướng cơ cấu vật ni cịn lệ thuộc nhiều vào yếu tố quy mơ đầu con mà chưa tính đầy đủ đến yếu tố nâng cao năng suất vật nuôi, cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường; thói quen tiêu dùng sản phẩm vật ni; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến với kết nối thị trường thiếu giải pháp chính sách thực hiện hiệu quả.

Q trình phát triển vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng thiếu ổn định, nhiều mục tiêu chưa đạt mức kế hoạch đề ra, những yếu kém nội tại mặc dù đã được khắc phục nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hố tập trung, quy mơ lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm vẫn chưa cao; trong khi thị trường tiêu thụ địi hỏi cao về chất lượng và an tồn vệ sinh thực phẩm. Kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún, đang ngày càng bộc lộ những hạn chế yếu kém, cản trở q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, gây khó khăn cho ứng dụng khoa học cơng nghệ, nhất là cơng nghệ cao, cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất; khó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đều..., cản trở sản xuất lớn phát triển.

79

Quan hệ sản xuất đổi mới cịn chậm. Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hình thành chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa thật sự ổn định, mới tập trung nhiều ở lĩnh vực trồng trọt, thủy sản; các lĩnh vực khác chưa phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đối với nền sản xuất theo hướng hiện đại và hội nhập.

Công tác nghiên cứu khoa học thiếu tầm chiến lược; nhiệm vụ khoa học công nghệ nhiều nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu nghiên cứu về chế biến sâu, gia tăng giá trị của sản phẩm. Hoạt động khuyến nơng cịn dàn trải; mối liên kết giữa nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn chưa chặt chẽ, hiệu quả không cao. Ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn hạn chế, quy mô hẹp, chưa tạo được “đột phá” để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu như thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, sạt lở, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước nên ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

Thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhất là chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả... Thị trường nhiều mặt hàng nơng sản khơng ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu phải đối mặt với những quy định mới khắt khe và yêu cầu cao hơn của các thị trường nhập khẩu.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như gạo, cà phê, cao su, rau, quả, tôm... một mặt luôn phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại của các nước nhập khẩu như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ca-na-đa...; mặt khác chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Braxin...có nền nơng nghiệp phát triển đi trước Việt Nam.

Cơ chế chính sách ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, thiếu nguồn lực để thực hiện; mức huy động từ nguồn xã hội hố cịn thấp, nhiều vướng mắc, bất cập trong cơ chế chính sách chậm được thay đổi, nhất là chính sách về đất đai. Sự phối hợp của các Bộ, ngành chưa thật hiệu quả, còn chồng chéo, phân

80

khúc... Nhiều Bộ, ngành chậm ban hành một số chính sách quan trọng (đất đai, khoa học cơng nghệ, tài chính...) để thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)