Theo phân loại chuẩn Liên hợp quốc, hiện tượng “già hóa” có thể được xem xét qua tỷ trọng của nhóm dân số già (thường là từ 65 tuổi trở lên) Một dân số được xem là có xu hướng “già hóa”

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 124 - 126)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

28 Theo phân loại chuẩn Liên hợp quốc, hiện tượng “già hóa” có thể được xem xét qua tỷ trọng của nhóm dân số già (thường là từ 65 tuổi trở lên) Một dân số được xem là có xu hướng “già hóa”

nhóm dân số già (thường là từ 65 tuổi trở lên). Một dân số được xem là có xu hướng “già hóa” nếu tỷ trọng của nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tới 10% tổng dân số.

125

con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,29 con/phụ nữ. Đây được coi là thành công trong cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2016-2020.

TFR khu vực thành thị luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong khi TFR khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế trong gần hai thập kỷ qua do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn và việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn nên tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nơng thơn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.

TFR giữa các vùng kinh tế cũng có sự khác biệt, vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2,41 con/phụ nữ, Đồng bằng sông Hồng là 2,34 con/phụ nữ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 2,31 con/phụ nữ, đây là những vùng có mức sinh cao hơn mức sinh thay thế. Vùng có mức sinh thấp và thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tương ứng là 1,62 con/phụ nữ và 1,82 con/phụ nữ.

Tỷ suất sinh thô (CBR) thường được sử dụng để tính tỷ suất tăng tự nhiên của dân số. Năm 2016 CBR cả nước là 16 trẻ sinh sống/1000 dân thì đến năm 2020 ước tính là 16,3 trẻ sinh sống/1000 dân. Trong nhiều năm qua, CBR của khu vực thành thị luôn thấp hơn CBR của khu vực nông thôn. Năm 2016, CBR khu vực thành thị là 15,5 trẻ sinh sống/1000 dân; năm 2017 là 14 trẻ sinh sống/1000 dân; năm 2018 là 13,4 trẻ sinh sống/1000 dân; năm 2019 là 16,2 trẻ sinh sống/1000 dân; năm 2020 là 15,9 trẻ sinh sống/1000 dân, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn lần lượt là 16,2 trẻ sinh sống/1000 dân; 15,4 trẻ sinh sống/1000 dân; 15,2 trẻ sinh sống/1000 dân; 16,3 trẻ sinh sống/1000 dân và 16,6 trẻ sinh sống/1000 dân.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) phản ánh cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của SRB chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

126

SRB của Việt Nam có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh kể từ năm 2006 đến nay và không thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2016-2020, từ 112,2 bé trai/100 bé gái năm 2016 cịn 112,1 bé trai/100 bé gái năm 2020. Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại cả trong ý thức và hành động của một bộ phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; ngồi ra chế độ an sinh xã hội cịn hạn chế; các dịch vụ y tế có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa được kiểm sốt tốt cũng là những nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới.

Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, dịng tộc mà cịn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước. Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

c) Mức chết

Tỷ suất chết thô (CDR)29 bị ảnh hưởng bởi cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính của dân số quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hay một tập hợp dân số. Năm 2020, CDR của cả nước ước tính 6,1 người chết/1000 dân, trong đó CDR khu vực thành thị là 5,0 người chết/1000 dân; khu vực nông thôn là 6,7 người chết/1000 dân. CDR năm 2020 thấp hơn so với năm 2016 ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em góp phần vào giảm mức chết trẻ em dưới 1 tuổi. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR)30 năm 2020 là 13,9 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống, giảm so với năm 2016 là 14,5 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)