Đánh giá hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 98 - 103)

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ THEN CHỐT 3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.3.1. Đánh giá hoạt động đầu tư

a) Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016-2019 theo giá hiện hành ước đạt 7.063,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, khu vực Nhà nước ước đạt 2.408,9 nghìn tỷ đồng chiếm 34,1% tổng vốn; khu vực ngồi Nhà nước ước đạt 3.002,7 nghìn tỷ đồng chiếm 42,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ước đạt 1.651,8 nghìn tỷ đồng chiếm 23,4%.

Năm 2020, tất cả các địa phương đã đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư cơng, nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2020 ước đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2019, trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 728,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,7% tổng vốn, tăng 14,5%; khu vực ngồi Nhà nước đạt 972,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,9%, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 463,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,4%, giảm 1,3%.

Tính chung 5 năm, vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội giai đoạn 2016-2020 theo giá hiện hành ước đạt 9.227,9 nghìn tỷ đồng; trong đó, khu vực Nhà nước ước đạt 3.137,9 nghìn tỷ đồng chiếm 34% tổng vốn; khu vực ngồi Nhà nước ước đạt 3.974,9 nghìn tỷ đồng chiếm 43,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ước đạt 2.115,1 nghìn tỷ đồng chiếm 22,9%. So với giai đoạn 2011- 201522, tỷ trọng vốn của khu vực Nhà nước có xu hướng giảm đi, tỷ trọng vốn của khu vực ngồi Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng lên, đây là xu hướng tích cực và phù hợp với định hướng tái cơ cấu đầu tư, giảm tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong khi nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng hạn hẹp.

Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2016 đạt 1.147,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước; năm 2017 đạt 1.271,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%; năm 2018 đạt 1.379,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%; năm 2019 đạt 1.490 nghìn tỷ đồng, tăng 8%; năm 2020 ước đạt 1.551,7

22 Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng vốn khu vực Nhà nước chiếm 39,1% tổng đầutư tồn xã hội, khu

99

nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%. Tính riêng giai đoạn 2016-2019 khi nền kinh tế chưa chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội hằng nămđều trên 8%. Đến năm 2020 do chịu tác động nặng từ dịch Covid-19 làm chuỗi sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội tăng bình qn đạt 8,2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 4,7%. Trong đó, khu vực ngồi Nhà nước có tốc độ tăng bình qn cao nhất trong 3 khu vực, đạt 11,5%, khu vực Nhà nước tăng thấp nhất đạt 5,6%. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với định hướng của Đảng, mục tiêu của Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân nói chung và đầu tư của khu vực này nói riêng, xu hướng xã hội hóa đầu tư cơng, giảm đầu tư của khu vực Nhà nước.

Tính chung 5 năm 2016-2020, trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành, khu vực nơng lâm nghiệp và thủy sản đạt 552,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 6% tổng đầu tư; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 4.117,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,6%; khu vực dịch vụ đạt 4.558,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,4%. Nếu so với tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của 3 khu vực trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 lần lượt đạt 5,5%, 45,4%, 49,1% cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo khu vực kinh tế đã có xu hướng tích cực nhưng chưa mạnh, tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp đã tăng lên phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội kỳ kế hoạch 5 năm 2016-2020 là tập trung tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy các ngành kinh tế trong khu vực này này cần được đầu tư nguồn lực hỗ trợ về chính sách, vốn, lao động chất lượng cao để tiến tới nền nông nghiệp xanh, nơng nghiệp cơng nghệ cao, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Đối với khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ ln có tỷ trọng vốn đầu tư cao thì cần tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước, hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết chuỗi ngành hàng; tập trung đầu tư phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao như: tài chính, ngân hàng; hàng hải, logistics; dịch vụ kỹ thuật dầu khí;

100

hàng khơng; dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ… Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch quốc gia, đầu tư cho ngành du lịch để tạo chuyển biến mạnh để đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2016 đạt 1.487,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33% GDP; năm 2017 đạt 1.670,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33,4% GDP; năm 2018 đạt 1.857,1 nghìn tỷ, chiếm 33,5% GDP; 2019 đạt 2.048,5 nghìn tỷ, chiếm 33,9% GDP; năm 2020 ước đạt 2.164,5 nghìn tỷ, chiếm 34,4%. Tính chung 5 năm 2016-2020, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong nước đạt 33,7%, đạt kế hoạch mục tiêu của Quốc hội đề ra (từ 32%- 34%). Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 2016-2020 đạt 33,7% cao hơn 2 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015, đây là minh chứng quan trọng cho thấy mức độ huy động lớn của vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng như kết nối giao thông giữa các vùng, tỉnh kinh tế trọng điểm của đất nước, là tiền đề quan trọng để đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2016-2020.

Trong năm 2020, là năm cuối cùng của kỳ kế hoạch 5 năm 2016-2020, cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế làm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong nhiều năm qua, chỉ đạt 2,91%. Đóng góp vào thành cơng này phải kể đến một động lực quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm 2020 là tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công nên tiến độ thực hiện các dự án, cơng trình đã được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm nhằm thực hiện tối đa và hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2020. Tuy vậy, do vẫn cịn tồn tại các vướng mắc, khó khăn chưa thể xử lý dứt điểm, nên đến hết tháng 12/2020, tỷ lệ vốn đầu tư ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 91,1% kế hoạch năm.

Trong giai đoạn 2016-2019, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của Chính phủ, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội có xu hướng giảm dần, lần lượt đạt 18,2%, 17,3%, 17,5% và 16,9%. Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch

101

Covid-19 làm giảm đầu tư thực hiện của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, đồng thời khu vực ngồi Nhà nước có tốc độ tăng chậm lại, trước tình hình đó Chính phủ đã đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công kế hoạch 2020 nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kế hoạch 2020 cao hơn các năm 2016-2019 nên tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2020 ước đạt 21,6%, cao hơn rất nhiều các năm từ 2016-2019. Tính chung 5 năm 2016-2020, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 18,4%, tương đương với giai đoạn 2011-2015. Nhưng chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ này đạt 17,4%, thấp hơn mức 18,4% của giai đoạn 2011-2015, hoàn toàn phù hợp với chủ trương định hướng xã hội hóa đầu tư cơng.

b) Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 năm 2016-2020 vẫn có xu hướng tích cực so với giai đoạn 2011-2015, với 15.052 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi đạt 167,8 tỷ USD, trong đó năm 2016 đạt 26,9 tỷ USD, năm 2017 đạt 37,1 tỷ USD, năm 2018 đạt 36,4 tỷ USD; năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD và ước tính năm 2020 đạt 28,5 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2016-2020, một số đối tác truyền thống của Việt Nam vẫn dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam: Xét theo tiêu chí tổng vốn đăng ký thì đứng đầu là Hàn Quốc với 4.605 dự án đầu tư chiếm 30,6% tổng số dự án với tổng số vốn đăng ký, cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,3 tỷ USD chiếm 21,6% tổng số vốn; Nhật Bản 1.914 dự án, chiếm 12,7% với 27,7 tỷ USD, bằng 16,5%; Xin-ga-po 1.187 dự án, chiếm 7,9% với số vốn đạt 27 tỷ USD, chiếm 16,1%; Đặc khu hành chính Hồng Cơng (TQ) 1.044 dự án, chiếm 6,9% với số vốn đạt 16,7 tỷ USD, chiếm 9,9%; Trung Quốc 2.033 dự án, chiếm 13,5% với tổng vốn đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 8%. Tính chung lại, các quốc gia và vùng lãnh thổ này chiếm 71,6% tổng số dự án và 72,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. So với giai đoạn 2011-2015, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Đặc khu hành chính Hồng Cơng (TQ) và Trung Quốc vẫn là các quốc gia và vùng

102

lãnh thổ có đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất. Về cơ bản, tỷ trọng vốn đăng ký của khu vực FDI phân theo đối tác đầu tư tại Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều trong những năm qua. Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, luồng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu tới từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Đặc khu hành chính Hồng Cơng (TQ), Hàn Quốc và Đài Loan (TQ). Hiện nay, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam vẫn có đến 7 quốc gia và vùng lãnh thổ đến từ châu Á. Đầu tư của Hoa Kỳ mặc dù đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây, song cũng chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng vốn đăng ký trong giai đoạn 2016-2020, đứng thứ 11 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.

Trong 5 năm qua, Vùng Đông Nam Bộ vẫn là vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước với 7.232 dự án với 64,8 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm 48% tổng số dự án và 38,6% tổng số vốn, Vùng Đông Nam Bộ thu hút được nhiều vốn FDI nhất do đây là vùng có cơ sở hạ tầng khá tốt, gần các cảng biển lớn, sân bay và có nhiều thành phố lớn. Hơn nữa, vùng này cũng có mật độ dân số và thu nhập trên đầu người cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phát triển mạnh, lực lượng lao động dồi dào… đây là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngồi; đứng thứ hai là Vùng Đồng bằng sơng Hồng với 5.466 dự án với 61,5 tỷ USD, chiếm 36,3% tổng số dự án và 36,6% tổng số vốn. Ngồi các địa phương trong vùng đã có truyền thống, thế mạnh về thu hút FDI như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phịng thì trong vài năm qua, một số địa phương đã vươn lên mạnh mẽ và thu hút được nhiều dự án FDI lớn, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và cả nước. Điển hình như Bắc Ninh đã thu hút được nhiều tập đồn có danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực điện tử, viễn thông như: Canon, Samsung, P&Tel, Sumitomo, ABB, Nokia. Điều này có tác động tích cực đến xuất khẩu cũng như tạo việc làm tại địa phương và các tỉnh lân cận. Vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên là hai vùng thu hút được ít nhất các dự án đầu tư, đặc biệt là vùng Tây Nguyên chỉ thu hút được 39 dự án với 543 triệu USD chiếm 0,26% tổng số dự án và 0,32% tổng số vốn. Hai vùng này cũng khơng có sự cải thiện về thu hút đầu tư nước ngoài so với

103

giai đoạn 2011-2015. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút các dự án có chất lượng vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc hai khu vực kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng như các địa phương phải có những định hướng, chiến lược nhằm tìm ra lợi thế so sánh để thu hút các doanh nghiệp FDI mới, có chất lượng đầu tư vào các tỉnh thuộc các vùng kinh tế còn lại. Đặc biệt là các tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên là hai vùng không thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực.

Trong giai đoạn 2016-2020, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung nhiều nhất vào 4 ngành kinh tế tính theo số vốn đăng ký, gồm: (1) ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 5.281 dự án, chiếm 35,1% số dự án và 54,5% số vốn đăng ký; (2) kinh doanh bất động sản 428 dự án, chiếm 2,8% số dự án và 13% số vốn; (3) sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí chỉ có 71 dự án được cấp phép, chiếm 0,47% số dự án nhưng chiếm tới 9,9% số vốn, trong đó ngành điện thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi23; (4) bán bn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy với 3.765 dự án, chiếm 25% số dự án và 6% số vốn. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên trong những năm gần đây cho thấy những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ là nguyên nhân tạo nên sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết đưa ra là “Hồn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngồi có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế;

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)