Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 148 - 151)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.

4.5. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Giai đoạn 2016-2020, cơng tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường, chất lượng dân số từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao, hệ thống y tế tuyến cơ sở đã được kiện toàn, củng cố đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được ứng dụng rộng rãi, nhiều dịch vụ y tế kĩ thuật cao, tiên tiến được áp dụng. Các chính sách về tài chính cho y tế cơ sở được ban hành, bao gồm các chính sách tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế, phân bổ ngân sách qua các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như ban hành luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho người dân được tiếp cận dịch vụ y tế khi có nhu cầu.

Mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố và phát triển. Năm 2016 cả nước có 13.591 cơ sở y tế do Nhà nước quản lý, trong đó có 1.077 bệnh viện, 609 phịng khám đa khoa khu vực và 11.812 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Năm 2018, cả nước có 13.547 cơ sở y tế do Nhà nước quản lý, trong đó có 1.354 bệnh viện, 308 phịng khám đa khoa khu vực và 11.815 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra cho hệ thống y tế Việt Nam là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cải tiến môi trường bệnh viện; đổi mới cơ chế tài chính; phát triển cơng tác khám chữa bệnh, đặc biệt là y tế dự phịng. Năm 2019, số giường bệnh là 323,8 nghìn giường (không bao gồm số giường bệnh thuộc tuyến trung ương quản lý). Số giường bệnh (khơng tính giường bệnh tại các trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp) bình qn 1 vạn dân năm 2019 là 28,5 giường bệnh, cao hơn mức bình quân 27 giường bệnh của năm 2016.

Ngành Y tếđã có nhiềunỗlựcđể phát triển nhân lực y tế,năm 2019 đã có khoảng 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc, 95% trạm y tế xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh, 99,7% xã có cơ sở trạm, 99% thơn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động, 76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tuy nhiên trong bối cảnh nhu cầu khám chữa bệnh tăng nhanh như hiện nay không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế về cả số lượng và chất lượng. Số bác sĩ trên cả nước năm 2019

149

là 96,2 nghìn người (khơng bao gồmsố bác sĩthuộctuyến Trung ươngquản lý), tăng 17,3% so với năm 2018 và tăng 24,1% so với năm 2016, số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân là 8,8 người,đạtkếhoạchđặt ra cho giai đoạn 2016-2020. Chất lượng y tếđược nâng cao nhưng còn nhiềubất cậpnhư sốlượng và chất lượng nhân lực y tế phân bổ không đồng đều giữa các vùng, các tuyến, giữa khám chữa bệnh và y tế dự phòng. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới, khơng đảm bảo chăm sóc người bệnh toàn diện. Nhân lực ngành dược chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng, kiểm định chất lượng chưa chặt chẽ, cấp phép hành nghề cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương được triển khai ngày càng mạnh mẽ, góp phần quan trọng cải thiện đáng kể các chỉ số sức khỏe của người dân Việt Nam, đặc biệt năm 2020 từng bước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 không để lây lan trên diện rộng, được ghi nhận, đánh giá cao. Các đề án, chương trình được ban hành nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra cho y tế dự phòng như đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”; “Chương trình sức khỏe Việt Nam” theo Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằmtăng cường các hoạt động vận động thể lực, nâng cao sứckhoẻcủa người dân. Tích cựctruyền thơng phịng chống các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý; đẩy mạnh hoạtđộng cung ứng dịchvụtầm sốt, phát hiện sớm các bệnh khơng lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường,bệnhbẩm sinh di truyền; xây dựngđề án chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi và đề án bữa ăn học đường và Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Tỷlệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2016-2020 được đánh giá giảm nhanh, bền vững, do kết quả của các chương trình phịng chống suy dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, chống thiếu máu do thiếu sắt đã được triển khai trên toàn quốc. Năm 2019, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 12,4%, giảm 1,5

150

điểm phần trăm so với năm 2016; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là 19,9%, giảm 4,6 điểm phần trăm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là 5,1%, giảm 1,2 điểmphầntrăm.

Cơng nghiệpdược phát triển khá, cung ứngđượccơbảnvềsốlượng,kiểm sốt vềchấtlượng và giá cảhợp lý cho khám, chữabệnh và phòng, chốngdịch bệnh. 11/12 loại vắc-xin đã được sản xuất và sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, sản xuất được nhiều loại thuốc địi hỏi cơng nghệ cao. Đến nay đang triển khai thí điểm quản lý bán thuốc theo đơn các nhà thuốc bằng công nghệ thông tin.

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 88,6% năm 2018 lên 89,3% năm 2019, vượt 1,2% so với mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020. Năm 2019, toàn ngành y tế thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 180 triệu lượt người. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết một số vướng mắc trong thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 11/5/2019 của Chính phủ, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc kết nối, hợp tác và phát triển bảo hiểm y tế, sức khỏe thương mại và các gói bảo hiểm y tế bổ sung. Năm 2019 chi y tế chiếm 6,98% trong chi quốc gia, khá thấp so với cơ cấu của các nhóm khác như chi giáo dục, chi đảm bảo xã hội và chi quản lý nhà nước. Cơ cấu chi y tế trong chi ngân sách quốc gia được duy trì ở mức trên 5% trong năm 2016 và năm 2017. Để giảm gánh nặng chi y tế lên ngân sách nhà nước, ngành Y tế đang triển khai chính sách xã hội hóa y tế để huy động sự đóng góp của tư nhân vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung tình hình y tế Việt Nam từ 2016-2020 có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Về mạng lưới cơ sở y tế, ngành Y tế đã có chủ trương thu hẹp đầu mối y tế theo hướng sáp nhập bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện vào trung tâm y tế hai chức năng là khám bệnh và dự phịng. Chính sách này giúp vấn đề quản lý cơ sở y tế tập trung, tránh sự chồng chéo chức năng khám, chữa bệnh giữa các cơ sở. Nguồn nhân lực y tế đi theo hướng tuyển dụng nhân

151

lực có trình độ chun mơn y tế từ cao đẳng, đại học trở lên. Tuy nhiên cơng tác chăm sóc sứckhỏehiện nay vẫnđốimặtnhiều thách thức,địihỏisự chung tay, góp sứccủa các bộ, ngành, chính quyền các cấp và người dân, đó là tình trạng chênh lệch về các chỉsốsứckhỏe cơbảngiữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực và các nhóm đối tượng trong những năm gần đây vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, để khắc phục những khó khăn, tồn tại góp phần phát triển lĩnh vực y tế, cần có những giải pháp cụ thể như: Giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng công tác y tế dự phịng; đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình; phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế; thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân; đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý an tồn thực phẩm, dược, vắc-xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế; tập trung đổi mới, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về y tế, tăng cường hợp tác quốc tế; phát triển hệ thống thông tin y tế, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)