Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 55 - 56)

17 Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.

2.6.4. Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 (NQ 42) ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã vào cuộc quyết liệt, tạo sự chuyển biến tích cực trong xử

56

lý nợ xấu, cơ cấu lại TCTD. Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, tính minh bạch được cải thiện rõ rệt, vốn điều lệ tăng nhanh qua các năm. Cụthể, đến tháng 12/2019, ước tính tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống TCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, các TCTD đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu; từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo NQ 42 (khơng bao gồm sử dụng dự phịng rủi ro và khoản bán nợ cho công ty quản lý tài sản thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). Trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng TCTD xử lý được 10,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình trong giai đoạn 2012-2017 trước khi NQ 42 có hiệu lực. Đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy NQ 42 đã phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh cơng tác xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả trên thực tế, cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu vẫn chưa hồn thiện, địi hỏi sự hỗ trợ và phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương. Đó là việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu cịn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều. Việc triển khai NQ 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều bất cập, điển hình là các vấn đề liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và nghĩa vụ nộp thuế có ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục sang tên cho người mua; vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản còn dở dang….

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)