Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 133 - 138)

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 4.1 Dân số, lao động và việc làm

32 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh biểu thị triển vọng sống của một người từ khi sinh có thể được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết tại thời điểm quan sát được tiếp tục duy trì.

4.2. Giáo dục và đào tạo

Trong giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu đáng kể, chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổthơng đã được quan tâm hơn, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, cơng tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, cơng nghiệp xây dựng, cơ khí.

Năm học 2020-2021 cảnước có 15.559 trường mẫu giáo, tăng 526 trường so với năm học 2019-2020 và tăng 696 trường so với năm học 2016-2017. Mặc dù số lượng trường mầm non tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học và giáo dục mầm non còn gặp phải nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ quản lý, còn tồn tại khoảng cách vùng miền, một số xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số chưa có trường mầm non hoặc cơ sở vật chất thiếu về số lượng và kém về chất lượng, các trường mầm non tại các thành phố lớn thì đang trong tình trạng quá tải học sinh, các cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập đang phát triển mạnh nhưng chưa có sự quản lý chặt chẽ.

Cũng trong năm học 2020-2021 cả nước có 26.412 trường phổ thông, giảm 403 trường so với năm học 2019-2020, bao gồm: 12.710 trường tiểu học, giảm 383 trường; 8.853 trường trung học cơ sở, giảm 267 trường; 2.368 trường trung học phổ thông, giảm 8 trường; 1.955 trường phổ thông cơ sở, tăng 217 trường và 526 trường trung học, tăng 38 trường. So với năm học 2016-2017, số trường

134

phổ thơng giảm 2.379 trường, trong đó sốtrường tiểu học giảm 2.342 trường; số trường trung học cơ sở giảm 1.302 trường; số trường trung học phổ thông giảm 23 trường; số trường phổ thông cơ sở tăng 1.182 trường và số trường trung học tăng 106 trường.

Tại thời điểm đầu năm học 2020-2021, số giáo viên mẫu giáo là 280,8 nghìn người, tăng 4,7% so với thời điểm đầu năm học 2019-2020 và tăng 12% so với thời điểm đầu năm học 2016-2017. Năm học 2020-2021 số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 817 nghìn người, tăng 0,6% so với năm học 2019- 2020, bao gồm: 385,2 nghìn giáo viên tiểu học, tăng 0,9%; 287,2 nghìn giáo viên trung học cơ sở, tăng 0,1% và 144,6 nghìn giáo viên trung học phổ thông, tăng 0,8%. So với năm học 2016-2017 số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy giảm 4,9%, bao gồm: số giáo viên tiểu học giảm 3%; số giáo viên trung học cơ sở giảm 7,6% và số giáo viên trung học phổ thông giảm 4,1%. Số giáo viên bình quân một lớp học với cấp tiểu học năm 2020-2021 đạt 1,4 giáo viên/lớp, vượt định mức 1,2 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày nhưng so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày và định mức là 1,5 giáo viên/lớp thì chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên; cấp trung học cơ sở đạt 1,8 giáo viên/lớp, thấp hơn định mức 2,2 giáo viên/lớp; cấp trung học phổ thông đạt 2,1 giáo viên/lớp. Đội ngũ giáo viên giảng dạy vẫn cịn tình trạng mất cân đối giữa các địa bàn khác nhau, giữa các môn học và giữa các ngành nghề đào tạo. Mặc dù số lượng giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn là khá cao nhưng năng lực và trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế, đặc biệt là giáo viên cơng tác ở miền núi ít có điều kiện cập nhật kiến thức nâng cao trình độ.

Năm học 2020-2021, cả nước có 4,3 triệu trẻ em đi học mẫu giáo, giảm 0,1% so với năm học trước và giảm 2,2% so với năm học 2016-2017. Năm học 2020-2021 có 17,5 triệu học sinh phổthơng, tăng 3% so với năm học 2019-2020, bao gồm: 8,9 triệu học sinh tiểu học, tăng 1,6%; 5,9 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 4,9% và 2,7 triệu học sinh trung học phổ thông, tăng 3,3%. So với năm học 2016-2017 số học sinh phổ thông tăng 13,1%, bao gồm: số học sinh tiểu học tăng 13,9%; số học sinh trung học cơ sở tăng 13,1% và số học sinh trung học phổ thông tăng 10,7%. Số học sinh một lớp nhìn chung nằm trong khoảng quy định điều lệ của các trường phổ thơng, tuy nhiên chưa có sự cân bằng giữa đồng

135

bằng và miền núi, giữa thành thịvà nông thôn. Năm học 2016-2017, số học sinh bình quân một lớp học ở cấp tiểu học là 28,1 học sinh/lớp, cấp trung học cơ sở có 34,5 học sinh/lớp và trung học phổ thông là 38,1 học sinh/lớp. Năm học 2020- 2021, ở cấp tiểu học là 31,3 học sinh/lớp, cấp trung học cơ sở là 37,4 học sinh/lớp và trung học phổ thông là 39,7 học sinh/lớp. Năm học 2020-2021 số học sinh bình quân một giáo viên mẫu giáo là 15,4 học sinh/giáo viên; cấp tiểu học là 23,1 học sinh/giáo viên; cấp trung học cơ sở là 20,6 học sinh/giáo viên và cấp trung học phổ thông là 19 học sinh/giáo viên.

Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2019 là 95,8%, trong đó khu vực thành thị là 98,3%, nơng thơn 94,3%. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất với 98,9%, trong khi vùng Trung du và Miền núi phía Bắc thấp nhất với 89,9%.

Năm 2019, cả nước có 237 trường đại học, bao gồm 172 trường công lập và 65 trường ngồi cơng lập. Số giảng viên đại học là 73,1 nghìn người, giảm 0,2% so với năm 2018, trong đó có 57 nghìn giảng viên cơng lập, tương đương năm 2018; 16,1 nghìn giảng viên ngồi cơng lập, giảm 1,1%. So với năm 2016 số giảng viên đại học tăng 0,5%, trong đó số giảng viên cơng lập giảm 1,1%; số giảng viên ngồi cơng lập tăng 6,5%. Số sinh viên đại học có gần 1,7 triệu người, tăng 9,6% so với năm 2018 và giảm 5,4% so với năm 2016. Năm 2019, cả nước có 263,2 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, giảm 15,5% so với năm 2018 và giảm 17,2% so với năm 2016. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đại học đã chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành. Mặc dù giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó phải kể đến con số hơn 200 nghìn người có trình độ đại học lâm vào tình trạng thất nghiệp mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiều cơ sở giáo dục đại học chất lượng đào tạo chưa cao, nhất là hệ liên kết, liên thông, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn hạn chế, một sốtrường đại học sau thời gian hoạt động vẫn chưa có đủđiều kiện đảm bảo chất lượng theo đề án thành lập trường, việc mởtrường, mở ngành chưa bám sát nhu cầu thịtrường lao động.

136

Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng phát triển kinh tếđất nước, là nơi cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Những năm qua, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã đang có nhiều khởi sắc, nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng đạt được thành tựu đáng kể, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mơ hình hoạt động. Năm 2020, cả nước có 3.010 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 1.428 cơ sở công lập và 1.582 cơ sở ngồi cơng lập. Mạng lưới trường nghề chất lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế đã quy hoạch theo từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, địa phương và trình độ đào tạo; hình thành và phát triển được một số trường nghề đặc thù để đào tạo cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và trường đào tạo các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao), trường chính trị.

Năm 2016, cả nước tuyển sinh đào tạo nghề được 1.974,1 nghìn người, bao gồm, trình độ cao đẳng và trung cấp trên 259,6 nghìn người, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.714,5 nghìn người, trong đó hỗ trợ nghề cho lao động nơng thơn 479,7 nghìn người. Tính đến hết tháng 11 năm 2020, cả nước tuyển sinh đào tạo nghề được 1.940 nghìn người, bao gồm trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề 520 nghìn người; trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.420 nghìn người. Năm 2020, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề là 2.190 nghìn người, bao gồm số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề công lập là 1.439,5 nghìn người, ngồi cơng lập là 750,5 nghìn người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển giáo dục và đào tạo còn tồn tại những hạn chế như:

- Một số nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm; hệ thống trường, lớp phân bổchưa hợp lý, một sốnơi còn thiếu, xuống cấp. Cơ sở hạ tầng đại học ít được đầu tư, nhất là các phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành… Việc đào tạo một số ngành nghềđặc thù cịn khó khăn; chưa có cơ chếđặt hàng đào tạo đối với một số ngành, lĩnh vực, đối tượng.

- Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng, miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội;

137

- Chất lượng, hiệu quảđào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa chặt chẽ; học sinh, sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong cơng nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm..., kỹ năng khởi nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của học sinh ở trình độ trung cấp, cao đẳng cịn cao; đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có nơi chưa thực sự hiệu quả.

- Nhận thức của xã hội, gia đình và người học về giáo dục nghề nghiệp cịn hạn chế; cơng tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp chưa được cải thiện; sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp còn bị động và sự gắn kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa chặt chẽ.

Để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cần có những giải pháp, cụ thể:

- Đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thơng đạt chuẩn trình độ đào tạo, 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ;

- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục;

- Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quảhơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội;

- Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội;

- Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội;

138

- Phát triển khoa học giáo dục phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, phục vụ đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý cơ sở giáo dục, đổi mới quá trình giáo dục trong các nhà trường, góp phần thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và xây dựng nền khoa học giáo dục Việt Nam nói riêng;

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ khoa học và quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Động thái và thực trạng kinh tế xã hội việt nam 5 năm 2016 2020 phần 1 (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)