NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HƠN NHÂN

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 25 - 27)

Như đã trình bày ở trên, quan hệ hơn nhân là quan hệ bao gồm tổng thể quan hệ về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng. Do đó, nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân gồm

ba vấn đề, đó là vấn đề pháp lý về kết hơn, về quan hệ vợ chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng.

1.2.1. Kết hơn

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì kết hơn là việc "nam và nữ chính thức lấy nhau làm vợ, chồng theo quy định của pháp luật" [98] hoặc theo khoản 2 Điều 8 LHNGĐ năm 2000 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn" [46]. Như vậy, có thể nói, kết hơn là thủ tục pháp lý bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng.

Về mặt pháp lý, kết hôn là quyền của con người [56, tr. 126], do đó con người có quyền được pháp luật bảo vệ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền kết hôn của con người, pháp luật về hơn nhân và gia đình của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định mọi người đều có quyền kết hơn khi có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đồng thời việc tiến hành kết hôn phải tuân theo quy định của pháp luật.

Pháp luật điều chỉnh kết hôn là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh việc liên kết giữa nam và nữ nhằm xác lập nên một quan hệ vợ chồng. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề cho việc tạo ra gia đình - tế bào của xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng một xã hội tốt hay xấu, thịnh hay suy phụ thuộc rất nhiều vào từng gia đình trong xã hội đó, bởi vì gia đình có một vị trí rất quan trọng trong cả ba phương diện: Xã hội, chính trị và kinh tế [58, tr. 11].

Về mặt nguyên tắc, ở bất cứ xã hội có giai cấp nào, pháp luật cũng luôn là công cụ hữu hiệu điều chỉnh quan hệ kết hôn. Tuy nhiên, nội dung pháp luật điều chỉnh kết hôn lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán nhất định. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với quan điểm về việc kết hôn là: "Hôn lễ giả tương hợp nhị tính chi hiếu,

thượng dĩ sự tơn miếu, nhi hạ dĩ kế hậu thế dã, cố quân tử trọng chi", có nghĩa là "lễ hơn tương hợp sự giao hiếu giữa hai dòng họ, trên để thờ phụng tổ tiên trong tông miếu (tức nhà thờ họ) dưới để kế truyền dịng dõi đời sau, vì vậy hơn lễ được người qn tử trọng" [57, tr. 164]. Xuất phát từ

quan điểm cho rằng kết hơn là việc giao hiếu giữa hai dịng họ nhằm duy trì và phát triển việc thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường, nên trong cổ luật Việt Nam đã đưa ra các quy định để đạt được mục đích ấy. Ví dụ, cổ luật Việt Nam cho phép cha mẹ có quyền sắp đặt việc dựng vợ gả chồng cho con, người đàn ơng có quyền bỏ vợ nếu vợ khơng sinh được con, người đàn ơng có quyền lấy nhiều vợ để có con đàn cháu đống thờ phụng tổ tiên... Trong xã hội Việt Nam hiện đại, người vợ có quyền được bình đẳng với chồng trong quan hệ gia đình. Nguyên tắc này được xuất phát từ quan điểm tiến bộ là nam nữ có quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để khẳng định nguyên tắc tiến bộ này trong quan hệ hôn nhân, Điều 64 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng".

Mặc dù có sự khác nhau trong nội dung của quy phạm pháp luật, nhưng nhìn chung khi quy định về vấn đề kết hôn, pháp luật của các nước đều tập trung vào hai vấn đề pháp lý cơ bản đó là điều kiện kết hơn và nghi thức kết hơn. Nói cách khác, để xác định một hơn nhân hợp pháp hay khơng người ta dựa vào hai tiêu chí pháp lý, đó là điều kiện kết hơn và nghi thức kết hôn.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 25 - 27)